Thực hư đỉa lúc nhúc trong bụng người ở BV Bạch Mai

Hình ảnh đỉa lúc nhúc trong bụng bệnh nhân, được một "bác sĩ" đăng lên Facebook khiến nhiều người hoang mang.

Thực hư đỉa lúc nhúc trong bụng người ở BV Bạch Mai
Những ngày vừa qua, dư luận khá hoang mang khi trên mạng Facebook, một tài khoản mang tên “Bác sĩ Tuấn Ninh” đã đăng nhiều bức ảnh rất ghê rợn về những con đỉa to, kèm ảnh về cuộc phẫu thuật. Bên cạnh những ảnh đó còn có ảnh những gói kẹo với lời kêu gọi mọi người hãy cảnh giác cao độ, “vì loại kẹo này (từ Trung Quốc) đã tràn sang Việt Nam, một bệnh nhân ở Tuyên Quang bị đau bụng do ăn kẹo này.
“Bác sĩ Tuấn Ninh” trên Facebook viết: Các bác sĩ phẫu thuật như tôi đã choáng do thấy trong ổ bụng của bệnh nhân lúc nhúc toàn đỉa. Cách đây không lâu bọn chúng đã mua đỉa đem về sấy khô tán thành bột và làm thành kẹo. Khi loại kẹo này gặp nước đỉa sẽ sống lại và lớn rất nhanh khi được hút máu.
Thuc hu chuyen dia luc nhuc trong bung nguoi o BV Bach Mai
 Hình ảnh được người này đưa lên facebook khiến dư luận hoang mang.
Với những thông tin trên, nhất là địa điểm đăng được ghi là tại Bệnh viện Bạch Mai đã khiến nhiều người hiểu rằng, chuyện xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai và người viết cũng là bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai.
Tiến sĩ Dương Đức Hùng - Bệnh viện Bạch Mai cho biết ngay sau khi có thông tin đỉa mổ trong bệnh nhân, Bệnh viện Bạch Mai đã tìm hiểu thông tin, nhân vật đưa thông tin không nằm trong danh sách cán bộ Bệnh viện Bạch Mai. Phẫu thuật viên không có ai đeo khuyên tai, tóc vàng, có hình xăm như người trong hình. Áo của nhân vật mặc có logo của Đại học Y Thái Bình.
"Bệnh viện Bạch Mai đã có công văn gửi Đại học Y Thái Bình để có cách thức nhắc nhở. Thông tin trên Facebook nếu là chuyện cá nhân thì không sao, nhưng đây là đưa thông tin gây hoang mang dư luận, gây bất ổn cho xã hội. Chúng tôi khẳng định chắc chắn, bệnh viện Bạch Mai không có bác sĩ nào tên là Tuấn Ninh.
Hơn nữa, theo các chuyên gia y tế thì trong dạ dày có men tiêu hóa nên dù có ăn phải đỉa, trứng đỉa thì cũng sẽ bị đào thải ra ngoài. Với tin đồn này phải xem xét cẩn thận, rõ ràng, không được hùa theo. Việc cấy trứng đỉa vào thực phẩm để sau đó người ăn có chứa trứng đỉa vào cơ thể, trứng phát triển thành đỉa trong cơ thể người, phá hủy nội tạng là chưa có cơ sở khoa học" - TS Hùng khẳng định.
Trước đó, cũng có nhiều tin đồn về đỉa trong sữa, đỉa trong thịt và các thực phẩm khác. Tuy nhiên, các tin đồn này sau đó đã bị dập tắt.

Rầm rộ rủ nhau lên Hà Nội... săn đỉa

Ngay tại thủ đô Hà Nội, việc săn đỉa bán cho thương lái đang diễn ra rầm rộ.

Rầm rộ rủ nhau lên Hà Nội... săn đỉa
Tại cánh đồng ở xã Cổ Nhuế (H.Từ Liêm, Hà Nội), từ cả nửa tháng nay, sáng sớm đã tấp nập người từ khắp nơi đổ về săn bắt đỉa. Những người này đều đến từ các tỉnh thành khác, trong đó nhiều nhất là Vĩnh Phúc, Phú Thọ…

Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa hút máu để cứu dân làng

Có hàng ngàn con đỉa bâu đến cắn nhưng ngài vẫn ngồi im. Trong bầy đỉa xuất hiện một con đỉa chúa bò lên tận đầu ngài để hút máu...

Nhà sư hiến thân cho bầy đỉa hút máu để cứu dân làng

Tương truyền vùng đất làng Thới Hòa (nay thuộc ấp 4, xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vốn phì nhiêu nhưng không ai dám khai phá do quá nhiều đỉa. Có vị sư giàu lòng thương dân đã phát nguyện dâng hiến thân xác của mình cho bầy đỉa bâu xé đổi lấy sự bình yên.

Thuyền thuyết nhà tu hành hiến thân

Điểm mặt các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp

(Kiến Thức) - Bệnh về da ở trẻ sơ sinh không quá đáng lo nhưng điều quan trọng, bố mẹ biết cách đối phó với bệnh để nó không bị biến chứng.

Điểm mặt các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp
Diem mat cac benh ve da o tre so sinh thuong gap
Bớt trong lòng bàn tay bé. Là những bớt xanh tím, do ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Các lớp này có thể nhỏ vài cm hay lan hết cả bàn tay bé. Song khi bé lớn lên, nó sẽ tự mất, cha mẹ không nên lo lắng gì cả. Nếu vết bớt không hề mất đi, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ để cho con uống corticosteroid hoặc điều trị bằng laser. 
Diem mat cac benh ve da o tre so sinh thuong gap-Hinh-2
Viêm nấm da, bã nhờn. Nó sẽ có màu vàng hoặc nâu trên đầu bé. Lớp da vùng này sẽ rất dễ bong và da thường bị ửng đỏ. Nguyên nhân có thể do tình trạng các tuyến bã nhờn bị kích thích bởi hormone của mẹ trong tử. Ngoài ra, yếu tố gen và môi trường cũng có thể tác động đến nguyên nhân khởi phát và diễn tiến của bệnh. Bệnh này thường vô hại và sẽ hết sau 3 tháng . 

Tin mới