Thực hư phương pháp thổi bột nhau thai, khói hương chữa viêm tai

(Kiến Thức) - Gần đây, nhiều chị em có con bị viêm tai giữa được rỉ tai cách chữa bằng cách dùng bột nhau thai thổi vào tai. Theo các chuyên gia, đây là cách chữa phản khoa học.

Thực hư phương pháp thổi bột nhau thai, khói hương chữa viêm tai
Đảm bảo... khỏi triệt để!?
Trên một số trang mạng, các chị em quảng cáo và truyền nhau cách chữa như sau: "Tử hà sa (bột nhau thai) không chỉ khống chế được viêm tai giữa tái phát mà tử hà sa còn làm tăng sức đề kháng, giúp trẻ tránh được các bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Bạn có thể mua bột tử hà sa ở các nhà thuốc Đông y... Khi mủ trong tai chảy ra thì vệ sinh sạch sẽ, sau khi lau khô thì thổi khoảng 0,5g bột tử hà sa vào tai, nhớ là càng sâu càng tốt. Nếu thổi đúng cách thì bệnh nhẹ chỉ một lần là khỏi, còn bệnh nặng thì thổi bột tử hà sa ngày 2 lần, khoảng 3 - 4 ngày điều trị sẽ khỏi... 
Khi trẻ bị viêm tai giữa, việc vệ sinh tai rất khó khăn nên các mẹ cần phải kiên trì"... Ngoài dùng tử hà sa, người ta còn mách nhau dùng hương thổi vào tai. Tuy nhiên, chính người mách cũng chỉ là "nghe nói" và băn khoăn không biết có làm được như thế không...
BSCK II Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội đã thẳng thừng phản đối cách chữa như trên, bởi tử hà sa là thuốc bổ, trong các sách chưa thấy nói về công dụng chữa viêm tai giữa. Hơn nữa, tử hà sa có nhiều protein, thường chỉ dùng bào chế thuốc bổ trong Tây y, trong khi viêm tai là do vi khuẩn, nếu cho protein vào nơi có nhiều vi khuẩn thì càng thêm viêm, nhiễm trùng.
Với cách chữa bằng hương, BSCK II Nguyễn Hồng Siêm cũng không đồng tình, bởi hương có nhiều loại, mỗi cơ sở sẽ sử dụng nguồn vật liệu khác nhau; nhiều cơ sở sử dụng hóa chất tạo hương thơm, chưa kể một số loại hương có độc (khi khói lên, hít vào có thể sinh bệnh). Vì vậy, dùng hương thổi vào tai có thể làm bệnh viêm tai trầm trọng hơn.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Dùng tùy tiện sẽ gây viêm trầm trọng hơn
BSCK II Quan Đông Hoa, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Y học dân tộc, trường Đại học Cần Thơ cho biết: Không thấy người xưa dùng tử hà sa chữa bệnh này. Nhau thai nhi giàu dinh dưỡng mà cho vào tai (kể cả trước đó đã lau khô tai) thì vẫn gây ra sự phát triển mạnh của vi khuẩn. 
Theo ông, ở Bệnh viện Bạch Mai, người ta có dùng phèn chua phi thành bột để chữa bệnh này. Ở Hải Phòng, lại dùng lá na với phèn chua tán bột; ở Thái Nguyên, cũng dùng phèn chua phi lên nhưng kết hợp với lá hẹ và một loại kháng sinh từ thảo mộc để diệt độc tố trong tai, tuyệt đối chưa thấy ở đâu dùng tử hà sa thổi vào tai như đồn thổi.
TS Tạ Văn Bình, hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội cũng cho rằng, cách chữa viêm tai bằng tử hà sa là không có cơ sở khoa học. Ông lý giải: Đúng là sách cổ ghi tử hà sa là vị thuốc tốt, nhưng thực tế hiện nay, vị thuốc này cũng có thể có HIV và nhiều virus truyền nhiễm khác. Sử dụng tử hà sa cần sự kiểm soát nghiêm ngặt, mà giờ thường là Tây y sử dụng để bào chế thuốc bổ, dùng đường uống. 
Tùy tiện dùng bột tử hà sa thổi vào tai sẽ gây viêm nhiễm nặng hơn, bởi gây bít kín đường ra của mủ, máu khi bị viêm. Chẳng cứ bột tử hà sa, kể cả dùng bột kháng sinh cho vào tai cũng không được bởi sẽ gây bít tắc trong khi điều quan trọng khi điều trị viêm tai giữa phải là biện pháp dẫn lưu, thông mủ (theo Tây y). 
Theo TS Tạ Văn Bình, nếu chữa viêm tai giữa, sách cổ có ghi nhựa thông đốt lên và thổi khói vào tai, hương và khói nhựa thông cũng có thể điều trị chứng bệnh này. Tuy vậy, việc áp dụng không hề dễ dàng bởi nhiều khi đốt mà thông không cháy. Y học cổ truyền cũng chữa viêm tai giữa bằng cách dùng thuốc chống viêm, miễn dịch, nhưng người bệnh vẫn nên chữa theo Tây y (dẫn lưu, thông mủ bằng các phương pháp hiện đại).

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y

(Kiến Thức) -  Cũng là viêm tai giữa nhưng mỗi giai đoạn tính chất và mức độ của bệnh không giống nhau nên cách thức trị liệu cũng có nhiều điểm khác biệt. 

Chữa viêm tai giữa bằng Đông y
Hỏi: Năm 2003, tôi bị viêm tai giữa, dùng nhiều kháng sinh nhưng không khỏi sau đó đọc báo thấy có bài thuốc trị viêm tai giữa gồm có 6 vị như ngải cứu, bông mã đề và 4 vị nữa mà tôi không nhớ. Bài thuốc chỉ dùng 5 thang, mỗi ngày 1 thang và tôi khỏi được 10 năm nay. Đến nay, bệnh viêm tai giữa của tôi tái phát, dùng kháng sinh đỡ nhưng không khỏi, mong tòa soạn giúp tôi bài thuốc chữa bằng Đông y nhất là được bài thuốc trên thì càng quý - Lê Hạnh (Thanh Hóa).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Vì sao ăn nhiều đồ bổ vẫn không “xuất quân” được

(Kiến Thức) - Khó hay không xuất tinh thường là do tâm lý căng thẳng, đôi khi do tình trạng nội tiết, không liên quan tới chuyện ít vận động hay nghề nghiệp. 

Vì sao ăn nhiều đồ bổ vẫn không “xuất quân” được
Hỏi: Em mang thai nhưng lại bị sẩy sớm ở tuần thứ 6, vợ chồng em kiêng 3 tháng để có em bé lại nhưng dạo này do kiêng cữ thì tần suất chỉ còn khoảng 1 lần/tuần. Chồng em cũng ít có ham muốn, thể trạng chồng cũng không được khoẻ, ít vận động và không chịu tập thể thao. Nhưng khổ nỗi là bây giờ chồng em lại không xuất tinh được hoặc xuất rất ít. Chồng em rất tự ti, không chịu đi khám mà tự uống kẽm, sâm Alipas. Xin bác sĩ tư vấn giúp có cách nào để chồng em có thể xuất tinh? - Huỳnh Mỹ Hạnh (quận 2, TPHCM).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Tây dương sâm trị mất ngủ

(Kiến Thức) - Tây dương sâm tên khoa học Panax quinquefolium L. nguồn gốc ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp với nhiều tác dụng giống nhân sâm nên gọi là tây dương sâm. 

Tây dương sâm trị mất ngủ
 
Độ bổ của tây dương sâm không bằng nhân sâm, nhưng vì có tính lạnh lại bổ nhuận táo do đó những cơ địa ôn nhiệt vẫn dùng được. Trong khi đó, nhân sâm là vị thuốc có tác dụng đại bổ nguyên khí nhưng tính ôn táo nên dễ gây thượng hỏa nên cơ địa ôn nhiệt không dùng.

Tin mới