Thực hư tác dụng “thần thánh” của viêm ngậm kẽm trong điều trị cảm lạnh
(Kiến Thức) - Viên ngậm kẽm không phải cách điều trị đặc hiệu với cảm lạnh. Tuy nhiên, dùng đúng cách sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian mắc bệnh, cảm thấy dễ chịu hơn.
Định Tâm (Theo Boldsky)
Xem toàn bộ ảnh
Gần 3 thập kỷ nghiên cứu về cảm lạnh, các chuyên gia thấy rằng kẽm có tác dụng với cảm lạnh. Sử dụng viên ngậm kẽm ngay khi có triệu chứng đầu tiên có thể giúp bạn vượt qua cảm lạnh nhanh hơn so với không dùng. Trung bình, thời gian mắc cảm lạnh kéo dài đã giảm xuống 12-48%.
Khi đi vào cơ thể, kẽm kích hoạt hoạt động khoảng 300 enzym. Đồng thời, nó có tác dụng tích cực với hệ miễn dịch.
Một nghiên cứu cũng tiết lộ kẽm có khả năng ức chế quá trình sao chép của virus ruthinovirus và các virus đường hô hấp khác.
Đặc biệt, kết quả phân tích chỉ ra ion kẽm hòa tan trong miệng có thể giúp hỗ trợ điều trị cảm lạnh bằng cách hoạt động như một chất làm se dây thần kinh sinh ba.
Tuy vậy, công thức sản xuất viên ngậm kẽm có yếu tố quyết định đến hiệu quả hỗ trợ điều trị cảm lạnh.
So với kẽm axetat, kẽm gluconat và kẽm citrat ít được ưa chuộng vì chúng tỏ ra kém hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.
Có thể nói, kẽm axetat được đánh giá cao giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, tăng tốc độ phục hồi sau bệnh. Vậy nhưng, liều lượng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Liều khuyến cáo của kẽm là 8mg/ngày cho nữ và 11mg/ ngày cho nam. Việc sử dụng quá liều có thể khiến người dùng có thể đối diện với sự khó chịu, buồn nôn, thậm chí khiến bệnh càng trở nên tồi tệ hơn.
Đáng lưu ý, hiệu quả của viên ngậm kẽm đối với người trên 65 tuổi, người có bệnh mãn tính cần được nghiên cứu thêm nên tuyệt đối không được sử dụng tùy tiện. Khi dùng, nên tránh kết hợp với một số loại thuốc huyết áp hoặc thuốc chống loãng máu được kê đơn. Ảnh minh họa: Internet.
Mời độc giả xem video: Vì sao bạn hay bị ho vào ban đêm? Nguồn: Zingnews.