Thực hư thông tin người Trung Quốc phát hiện quan tài “treo” ở Lạng Sơn
Thông tin nhóm người Trung Quốc đi vào hàng để thăm dò khoáng sản quý rồi phát hiện quan tài "treo" là không chính xác, việc phát hiện này là do nhóm người địa phương vào hang và tìm ra từ năm 2001.
Liên quan đến việc phát hiện hàng chục cỗ quan tài "treo" kỳ bí trên vách núi ở Lạng Sơn, cơ quan chức năng tỉnh này cho biết, mấy năm trước người dân có phát hiện một dây thang dài khoảng 60m làm bằng sợ dây tổng hợp màu xanh, nan thang làm bằng ống sắt treo từ giữa vách đá của núi Phia Mòn xuống đến Quốc lộ 4A.
|
Núi Phia Mòn (Văn Lãng) nơi phát hiện vụ việc. |
Qua công tác xác minh, được biết vào khoảng năm 2001, Nguyễn Thanh H. cùng Lưu Qúy Q., P., N. Đều trú tại thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng đã trèo vào hang Phia Mòn với mục đích tìm vàng.
Đến khoảng tháng 10/2017, bốn người này ngồi tại nhà của M., và có nhắc đến chuyện về hang núi trên. Sau đó cả bốn người đã đồng ý chuẩn bị thang để trèo vào hang.
Đến khoảng 20h ngày 13/10/2017 cả bốn người xuất phát từ nhà H. mang theo thang dây đi theo đường mòn Cốc Lải đi lên đỉnh núi. Họ thống nhất để T. và H. đã trèo xuống hang, còn M và V ở đỉnh núi tiếp tế. Sau đó M., V. tháo dây thang để H. và T. thả dây thang từ vách đá xuống đất.
|
Hang đá trên núi Phia Mòn có chứa những chiếc quan tài. |
Thăm dò xong, tối hôm sau H., T., đi theo dây thang từ giữa vách đá xuống chân núi giữa Quốc lộ 4A, còn M., và V. từ đỉnh núi đi theo đường cũ sau khi thả thang xuống cho H., và T.
Qua tài liệu thu thập được và thông tin từ nhóm 4 người trèo vào hang, cơ quan chức năng xác định vị trí và đặc điểm của hang núi như sau:
Vị trí của hang nằm khoảng giữa núi đá Phia Mòn, từ mặt đất lên đến miệng hang cao khoảng 60m, hang rộng khoảng và cao khoảng 3m, từ miệng hang lên đến đỉnh núi cao khoảng 50m. Từ miệng hang sâu vào trong có một gò đá cao khoảng 1m, chắn ngay cửa hang. Trong hang có nhiều khoang (các đối tượng đã thăm dò được 03 khoang, hiện chưa xác định được số lượng khoang cụ thể trong hang), trong đó có khoang đầu tiên rộng khoảng 60m2 (dài 10m, rộng 6m), ngoài ra còn nhiều khoang khác vào sâu trong núi đá các đối tượng đã đi hết 400m-500m nhưng vẫn chưa thấy điểm cuối của khoang đó.
Khoảng giữa khoang đầu tiên bên phải có một lối nhỏ hướng lên trên, đến một lòng hang rộng khoảng 60m2 song song, cao hơn lòng hang đầu tiên. Tại đây chứa khoảng 20 chiếc quan tài gỗ hình tròn (dài chừng 1m, rộng khoảng 40cm) bên trong có hộp sọ và các khúc xương nghi là xương người. Các quan tài gỗ được xếp thành 2 hàng theo kiểu ruộng bậc thang, một số quan tài đã bị vỡ (trong khoang này không có bàn thờ, không có bát hương, chữ viết trên vách hang).
|
Quan tài gỗ có chứa xương và sọ nghi là của người. |
Đi qua khoang này men theo một lối nhỏ thì đến một khoang tiếp theo, khoang này không có chứa gì, đi qua khoang này cũng không còn lối đi nào khác.
Sau khi vụ việc xảy ra, có thông tin cho rằng người Trung Quốc đến địa phương thăm dò khoáng sản quý được cất giấu trong hang.
Nhưng theo khẳng định của cơ quan chức năng, tuyệt đối không có chuyện các đối tượng là người Trung Quốc thực hiện việc thăm dò hang núi như thông tin lan truyền trong nhân dân. Mà là do bốn người kể trên tự ý vào hang thăm dò.
|
Những chiếc quan tài xếp thành hai hàng theo kiểu ruộng bậc thang trên hang đá. |
Tìm hiểu về nguồn gốc của những chiếc quan tài trên, PV đã liên hệ với ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc sở Văn Hóa Thể Thao & Du Lịch tỉnh Lạng Sơn. Ông Hà cho biết hiện tại chưa thể xác định được nguồn gốc của những chiếc quan tài "treo" trong hàng Phia Mòn trên, nhưng có khả năng đây là phong tục “thiên táng” của một dân tộc nào đó trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Còn về thông tin trong hang có giấu vàng thì chỉ là tin lan truyền vô căn cứ trong nhân dân.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Xét Xử Hình Sự Vụ Án Giết Người, Cướp Tài Sản