Thực vật tiền sử từ thời khủng long vẫn đang sống tốt

Những con khủng long thống trị Trái Đất 66 triệu năm trước đã biến mất nhưng những loài thực vật tiền sử mà chúng từng dẫm lên có thể vẫn còn ở lại với chúng ta.

Các nhà khoa học đã lần đầu tiên phát hiện ra một loài thực vật tiền sử được gọi là Lychnothamnus barbatus ở Bắc Mỹ. Đây là loại tảo lớn, màu xanh lá cây, cung cấp thực phẩm và môi trường sống cho cá và các sinh vật dưới nước khác. Loại tảo này phát triển mạnh trên Trái đất từ hàng chục triệu năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc có thể tìm thấy những loài thực vật mà chúng ta nghĩ là đã tuyệt chủng.

"Sự tồn tại của loài tảo này không làm thay đổi cái nhìn về hệ sinh thái Trái Đất nhưng nó thay đổi cái nhìn về thực vật tảo ở Bắc Mỹ và truyền cảm hứng cho chúng ta tiếp tục tìm kiếm để những loài tương tự. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta thực sự chưa biết nhiều về thế giới thực vật ngoài kia", nhà thực vật học Richard McCourt, Đại học Drexel ở Pennsylvania, chia sẻ.

Thuc vat tien su tu thoi khung long van dang song tot
Loại cây tưởng đã tuyệt chủng nay được tìm ra khi vẫn sống tươi tốt - Ảnh: University of Wisconsin

Loại tảo này được tìm thấy trong 16 hồ tại Wisconsin và Minnesota từ giữa năm 2012 đến năm 2016. Các nhà khoa học ngay lập tức nhận sự khác biệt của chúng và họ phải phân tích DNA của nó để xác nhận đó là Lychnothamnus barbatus.

Trước phát hiện này, hồ sơ duy nhất từng có về thực vật này là các hóa thạch thời kỳ Cretaous được đào lên ở Argentina, có niên đại cùng thời kỳ với các hóa thạch loài khủng long bạo chúa Tyrannosaurus rex.

McCourt cho biết: "Gần như ngay lập tức chúng tôi biết rằng chúng tôi đang giáp mặt với thực vật từng bị cho là đã tuyệt chủng vì nó khác biệt hoàn toàn với bất kỳ loài nào từng được liệt kê ở Bắc Mỹ”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng loài tảo này có thể được đưa tới Bắc Mỹ thông qua nước dằn (Ballast Water - là nước dùng để để duy trì trạng thái ổn định, cân bằng, độ bền cấu trúc của tàu), thải vào các bãi biển và hồ nước ở Mỹ. Hoặc là nó đã ở đây suốt thời gian qua, nhưng chúng ta không phát hiện ra chúng.

Cho dù sự tái xuất hiện của Lychnothamnus barbatus ở Tây bán cầu không đủ lớn để viết lại lịch sử, thì đây cũng là một lời nhắc nhở về sức sống bền bỉ của một số loài thực vật tồn tại qua nhiều thiên niên kỷ.

Và đối với các nhà nghiên cứu, khám phá này sẽ tạo cảm hứng và thôi thúc họ tìm ra những loài thực vật tiền sử khác có thể vẫn đang ẩn mình dưới nước ở đâu đó.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Botany.

Top 10 loài cây giống hệt bộ phận cơ thể con người

(Kiến Thức) - Những loài thực vật kỳ lạ này không chỉ có ngoại hình giống hệt bộ phận cơ thể con người mà còn mang trong mình những đặc tính vô cùng thú vị.

Top 10 loai cay giong het bo phan co the con nguoi
 Nấm răng chảy máu, tên khoa học là Hydnellum peckii. Sở dĩ có cái tên như vậy bởi hình dạng của loài thực vật kỳ lạ giống hệt những chiếc răng của con người đang rỉ máu. Đây là một loài nấm không ăn được mặc dù không độc, chỉ là vị đắng của nó khó có người nào có thể thừa nhận nổi. 

Cực độc thực vật có thể “giả dạng” hoa hồng tuyệt đẹp

(Kiến Thức) - Có một loại thực vật kỳ lạ được gọi là hoa hồng mọng nước bởi hình dáng giống hệt như một bông hồng tuyệt đẹp. 

Cuc doc thuc vat co the “gia dang” hoa hong tuyet dep
 Loài thực vật kỳ lạ này được gọi là Greenovia Dodrentalis, là một loài cây trong họ thực vật mọng nước hay thực vật béo. (Nguồn Bored Panda)

Tin mới