Thuốc chữa Parkinson giảm nguy cơ ung thư vú

(Kiến Thức) - Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, thuốc chữa bệnh Parkinson có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ.

Trong một cuộc họp của Hiệp hội ung thư Mỹ tại San Diego, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, thuốc chữa bệnh Parkinson có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng ở phụ nữ.
Như chúng ta đã biết, phụ nữ có gen đột biến BRCA1 sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao nhất. Có nhiều loại thuốc đã được tìm hiểu, nghiên cứu để làm giảm khả năng mắc bệnh và ức chế sự phát triển của gen này.
Ung thư vú có thể được hạn chế nhờ thuốc trị bệnh Parkinson
 Ung thư vú có thể được hạn chế nhờ thuốc trị bệnh Parkinson
Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu ban đầu đã chứng minh được rằng một loại thuốc chữa bệnh Parkinson có tên là Benserazide sẽ giúp ích trong việc làm giảm sự hình thành các khối u vú do gen BRCA1 gây ra. Nghiên cứu này hiện đang được thử nghiệm trên chuột và các động vật có vú khác.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy những phụ nữ có gen BRCA1, thì có đến 50% đến 70% mắc ung thư vú trước năm 70 tuổi. Năm ngoái, nữ diễn viên Angelina Jolie đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật để ngăn chặn ung thư vú vì cô mang gen đột biến BRAC1 trong người.
Hai loại thuốc tamoxifen và raloxifene có khả năng ngăn chặn ung thư vú, nhưng chưa có thông tin chính thức nào chứng tỏ rằng nó sẽ ức chế được sự phát triển của gen này. Thuốc Benserazide sẽ ngăn chặn ung thư vú từ đột biến BRCA1 bằng cách khôi phục khả năng sửa chữa mảnh DNA có vấn đề và ức chế sự phát triển của gen này trong cơ thể.

Ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ ung thư vú

(Kiến Thức) - Những người phụ nữ có chế độ ăn chứa nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú.

Ung thư vú là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới. Ung thư vú có thể do di truyền, thay đổi nội tiết tố, hoặc do các tế bào phát triển trong cơ thể gây nên. Một nghiên cứu mới nhất tại Mỹ chỉ ra rằng, phụ nữ ăn nhiều chất béo bão hòa từ động vật sẽ có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn nhiều so với những người khác.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Phòng tránh chẩn đoán nhầm ung thư tuyến tiền liệt

(Kiến Thức) - Ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới chỉ được chẩn đoán cụ thể nhất thông qua xét nghiệm máu.

Những người đàn ông có nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến (PSA) trong tầm soát ung thư tiền liệt tuyến lại không phải mắc bệnh ung thư. Nhưng các dấu hiệu có trong máu lại có thể cải thiện khả năng của các bước tiến hành xét nghiệm ung thư tiền liệt tuyến.
Ung thư tuyến tiền liệt rất dễ bị chẩn đoán nhầm.
 Ung thư tuyến tiền liệt rất dễ bị chẩn đoán nhầm.

Tin mới