Thuốc lá có liên quan đến nguy cơ ung thư vú?

(Kiến Thức) - Nghiên cứu mới cho thấy rằng phụ nữ hút 100 điếu thuốc trong suốt cuộc đời làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú lên 30%.

Theo Viện Ung thư Quốc gia, cứ 8 phụ nữ sẽ có 1 người phát triển ung thư vú - nhưng nguy cơ thấp hơn ở lứa tuổi trẻ.
 Theo Viện Ung thư Quốc gia, cứ 8 phụ nữ sẽ có 1 người phát triển ung thư vú - nhưng nguy cơ thấp hơn ở lứa tuổi trẻ.

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng phụ nữ từ 20 đến 44 tuổi, hút một gói thuốc lá mỗi ngày trong ít nhất 10 năm, có 60% khả năng phát triển các hình thức phổ biến nhất của ung thư vú.

Tiến sĩ Christopher Li từ Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson ở Seattle, và nhóm của mình đã phân tích dữ liệu từ những phụ nữ trẻ trong khu vực Greater Seattle được chẩn đoán ung thư vú từ năm 2004 - 2010. Trong số này, 778 người được chẩn đoán với estrogen dương tính dạng phổ biến và 182 người âm tính ít phổ biến hơn nhưng ác tính hơn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, có thể do một số hoạt chất có trong thuốc lá như oestrogen sẽ thúc đẩy estrogen dương tính với ung thư vú.
Các nhà nghiên cứu cho biết, có thể do một số hoạt chất có trong thuốc lá như oestrogen sẽ thúc đẩy estrogen dương tính với ung thư vú. 

Các nhà nghiên cứu xác định "chưa bao giờ hút thuốc" được coi như hút ít hơn 100 điếu. Vì vậy, bất cứ ai hút hơn 100 điếu trong cuộc đời của họ được tính là người có hút thuốc.

Những phụ nữ từng hay đang hút thuốc trong ít nhất 15 năm - có khoảng 50% khả năng có estrogen dương tính với ung thư vú, so với những phụ nữ hút thuốc thời gian ngắn hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết, có thể do một số hoạt chất có trong thuốc lá như oestrogen sẽ thúc đẩy estrogen dương tính với ung thư vú. "Hiện có rất nhiều hóa chất khác nhau trong khói thuốc lá có thể gây ra nhiều loại hiệu ứng", Tiến sĩ Li nói.

Tiến sĩ Geoffrey Kabat - nhà dịch tễ học tại Trường Y khoa Albert Einstein thuộc Đại học Yeshiva ở Bronx, New York - cảnh báo rằng, một số tác dụng được tìm thấy trong nghiên cứu mới này là nhỏ và không rõ ràng. "Chúng tôi biết hút thuốc có hại cho sức khỏe và sẽ tồi tệ hơn nếu hút thường xuyên, nhưng tác hại của thuốc trong bệnh ung thư vú là không rõ ràng", Tiến sĩ Kabat nói.

“Nhũ hoa” lồi lõm là biểu hiện của ung thư

Hãy vì người khác

Đến bây giờ, tôi vẫn cho rằng thành công đầu tiên của các cháu con anh bạn tôi khi các cháu đậu đại học (một cháu nay đã là bác sĩ) là khuyên được bố mình bỏ hút thuốc.

Tác hại của việc hút thuốc lá thì có lẽ ai cũng biết. Ấy là thuốc lá bao gồm khoảng 4.000 chất độc hại và hàng chục chất gây ung thư. Hút thuốc không những hại cho sức khỏe chính mình mà còn gây hại cho những người thân (đặc biệt là trẻ em), những người xung quanh, do họ cũng hít phải khói thuốc (hút thuốc lá thụ động).
Cách đây khoảng hơn chục năm, hàng xóm của tôi sinh được một bé trai rất kháu khỉnh, dễ thương. Có một bà già người Huế cưng cháu lắm, ngày nào cũng sang thăm, ngó cháu đôi ba lần. Song, có một điều tôi rất ái ngại là bà nghiện thuốc nặng nên đôi khi hút thuốc ngay bên cạnh cháu bé. Tôi là hàng xóm nên nói với bà chắc rằng dễ hơn bố mẹ cháu bé. Nhân một lần bà đang rất vui vẻ, bồng cháu, nựng cháu, tôi bèn chớp lấy thời cơ nói rằng: Bác ơi, mấy bữa nay cháu bé húng hắng ho, chắc là nó cũng hút thuốc lá với bác đấy. Tôi hơi hoảng vì thấy bà im lặng, không nói năng gì. Đến mấy hôm không thấy bà sang chơi thăm cháu, bố mẹ bé rất ái ngại. Nhưng những gì cần nói ra thì tôi đã nói rồi, không rút lại được nữa. Cũng phải đến vài tuần sau mới thấy bà lại sang chơi thăm cháu và nựng cháu bé rằng: “Chó con” của bà ơi, bà không hút thuốc nữa vì rằng bà rất cưng “chó con” của bà đấy, biết không?

Cần điều trị sớm ung thư phổi

Bố tôi năm nay 63 tuổi, gần đây ho dai dẳng có khi khạc đờm lẫn máu, có lúc ông kêu đau ngực khó thở, dùng kháng sinh không khỏi. Không hiểu có phải bố tôi bị ung thư phổi không?

Phạm Văn Rinh (Bắc Giang)

 
Khi có các dấu hiệu ho dai dẳng, ho ra máu... cần đi khám ngay để phát hiện sớm ung thư phổi và phẫu thuật loại bỏ khối u. Nếu chậm trễ, bệnh sẽ trở nên vô phương cứu chữa.

Tin mới