Thương vụ banca với Sunlife có giúp TPBank khả quan hơn?

(Vietnamdaily) - VCSC cho rằng tốc độ tăng trưởng cho vay mua xe ô tô nhanh chóng, tính theo cả số lượng và quy mô khoản vay trong 3-4 năm qua là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu của TPBank gia tăng đáng kể trong 4 quý qua.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, TPB) vừa ký hợp đồng phân phối độc quyền bancassurance có thời hạn 15 năm với Sunlife Việt Nam ngày 26/11/2019. Tuy nhiên, TPBank vẫn chưa công bố mức phí trả trước chính thức mà ngân hàng nhận được.

Trong khi đó, theo báo cáo phân tích ngày 29/11, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) giảm dự phóng lợi nhuận giai đoạn 2019-2020 của TPBank chủ yếu do tăng giả định cho chi phí dự phòng trung bình 50% cho hai năm.

Thuong vu banca voi Sunlife co giup TPBank kha quan hon?
 Các chỉ tiêu VCSC dự phóng về TPBank

VCSC cho rằng tốc độ tăng trưởng cho vay mua xe ô tô nhanh chóng, tính theo cả số lượng và quy mô khoản vay trong 3-4 năm qua là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu của TPBank gia tăng đáng kể trong 4 quý qua. Do đó, VCSC tăng dự báo tỷ lệ nợ xấu của TPBank trong năm 2019 và 2020 lên 20 điểm cơ bản đạt 1,48%/năm, từ đó tăng thêm dự phóng cho chi phí dự phòng.

Đổi lại, VCSC kỳ vọng NIM năm 2019 và 2020 của TPBank lần lượt tăng 47 điểm cơ bản và 5 điểm cơ bản trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 21% và 17%, cũng như tổng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và cho vay bán lẻ năm 2019 và 2020 lần lượt tăng 25% và 17%. 

Do đó, ROE và ROA năm 2020 của TPBank lần lượt là 22,1% và 1,9% so với trung bình ngành là 16,9% và 1,7%. Do đó, VCSC cho rằng định giá hiện tại của TPBank là hấp dẫn tại P/B năm 2020 là 1,1 lần.

VCSC cũng nêu ra rủi ro của TPBank là khả năng pha loãng do nhà băng này cần tăng vốn nhằm củng cố tăng trưởng cho vay trong tương lai. Thêm vào đó, TPBank cũng đối mặt với rủi ro thanh khoản đến từ quy mô tập trung lớn vốn huy động từ liên ngân hàng và khủng hoảng ngành ngân hàng đến từ các yếu tố vĩ mô sẽ có thể ảnh hưởng tới chi phí tín dụng.

Với những luận điểm đó, VCSC tăng giá mục tiêu cổ phiếu TPBank thêm 2% lên 27.600 đồng/cổ phiếu. Hiện cổ phiếu TPB đóng cửa phiên 29/11 tại mức 21.900 đồng/cổ phiếu.

TPBank báo lợi nhuận 9 tháng 2.400 tỷ đồng nhưng cổ phiếu vẫn đi ngang

(Vietnamdaily) - Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) vừa cho biết, kết thúc 9 tháng năm 2019, ngân hàng đã thực hiện được 75% kế hoạch lợi nhuận trước thuế, tương đương 2.400 tỷ đồng, vượt mức lợi nhuận đã đạt được trong năm 2018.

Tín dụng vẫn trên đà tăng trưởng tốt nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn được kiểm soát ở mức 1.5%. Tổng huy động gần 135.000 tỷ đồng, đạt 95% kế hoạch đề ra. Tổng tài sản đạt gần 150.000 tỷ đồng.

Năm 2019, TPBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 3.200 tỷ đồng, tổng tài sản năm 2019 đạt 156.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng lên 10.000 tỷ đồng. Nhà băng cũng đặt mục tiêu huy động vốn trên 142.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt trên 101.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức dưới 2%.

TPBank bị khách hàng tố tự động trừ tiền khi chưa biết khiếu nại đúng hay sai

(Vietnamdaily) - Ngày 16/10, một khách hàng tên Lê Vương Trang đã có đơn phản ánh gửi tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) việc tự động trừ tiền của khách vì có khiếu nại mà chưa biết đúng sai.

Theo khách hàng này, vào tháng 6/2019, vì nhu cầu kinh doanh chị có mở tài khoản và sử dụng dịch vụ mPOS tại TPBank. Sua khi liên hệ thì khách hàng này được mở một tài khoản và được cung cấp một máy POS để thanh toán quẹt thẻ tại cửa hàng.

“Điều lạ ở đây, để mở tài khoản và sử dụng dịch vụ này gần như tôi chưa hề gặp một nhân viên nào của TPBank, mà chỉ là nhân viên của tôi cầm chứng minh nhân dân của tôi đến TPBank là mọi việc xong xuôi”, chị Trang thắc mắc.