Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8

Ngày 14/10, tiếp tục chương trình Phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Cụ thể, trong buổi sáng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án hình sự; xem xét công tác nhân sự; cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Buổi chiều, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu và dự phòng thời gian thảo luận về một số nội dung khác.

Thuong vu Quoc hoi cho y kien viec chuan bi Ky hop thu 8

Phiên họp lần thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội, khai mạc vào ngày 21/10 và dự kiến bế mạc vào sáng ngày 30/11/2024. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt: Đợt 1 từ 21/10 - 13/11, Đợt 2 từ 20/11 đến sáng 30/11.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Kỳ họp thứ 8 dự kiến khối lượng công việc trình Quốc hội xem xét, quyết định nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay.

Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung, trong đó có 29 nội dung về công tác lập pháp, 10 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát, nhân sự và quyết định các vấn đề quan trọng khác thuộc thẩm quyền.

Trong đó, Quốc hội xem xét, thông qua 16 dự án luật, trong đó 11 dự án luật đã cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7; 2 dự thảo nghị quyết của Quốc hội. Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến lần đầu đối với 12 dự án luật khác.

Đặc biệt Quốc hội sẽ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035; thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ cũng nhiều lần nhấn mạnh việc thay đổi tư duy, cách làm trong xây dựng luật, đảm bảo đơn giản hóa, tăng cường phân cấp, phân quyền, đẩy nhanh tiến độ... để những việc chưa thống nhất, chưa đồng thuận giữa các cơ quan thẩm tra và soạn thảo sẽ được thực hiện theo tinh thần "khó đến đâu, gỡ đến đó".

10 tỉnh, thành trong kế hoạch giám sát về nguồn nhân lực chất lượng cao

Đoàn giám sát về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực sẽ tiến hành giám sát trực tiếp tại 10 địa phương. Phạm vi giám sát được thực hiện trong giai đoạn từ 2021 đến hết ngày 31/12/2024.

Ngày 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

10 tinh, thanh trong ke hoach giam sat ve nguon nhan luc chat luong cao

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp

Lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai hoạt động "giám sát lại"

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai hoạt động “giám sát lại”.

Theo chương trình công tác năm 2024 của Ủy ban Thường vụ  Quốc hội, tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các bộ, ngành đối với 6 Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 đến hết năm 2023. Phiên chất vấn được truyền hình trực tuyến với 62 điểm cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố và được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Lan dau tien Uy ban Thuong vu Quoc hoi trien khai hoat dong
 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc chất vấn Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: QH
Phát biểu tại khai mạc chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, đây lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai hoạt động “giám sát lại”, thể hiện trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong việc giám sát đến cùng việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; qua đó đánh giá một cách toàn diện, làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, từ đó có những giải pháp để tháo gỡ kịp thời, nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan chịu sự giám sát. Đồng thời, cũng thể hiện sự đồng hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Chính phủ trong việc thực hiện, triển khai các yêu cầu đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề ra trong các nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn.

Tin mới