Thương vụ S-400, F-35 và canh bạc căng thẳng giữa Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ

Thương vụ S-400, F-35 và canh bạc căng thẳng giữa Nga, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ

Chỉ ít giờ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ trả chuyên gia huấn luyện vận hành S-400 Nga về nước, động thái được cho là xoa dịu Mỹ để có cơ hội tiếp tục thương vụ F-35 thì ngay sau đó Moscow tuyên bố điều ngược lại.

Xem toàn bộ ảnh
" Hệ thống S-400 sẽ hoàn toàn do chúng tôi kiểm soát. Chúng tôi đã cử nhiều đoàn kỹ thuật viên đi huấn luyện. Chuyên gia quân sự Nga sẽ không ở lại Thổ Nhĩ Kỳ nữa", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói trên truyền hình hôm 31/5,
" Hệ thống S-400 sẽ hoàn toàn do chúng tôi kiểm soát. Chúng tôi đã cử nhiều đoàn kỹ thuật viên đi huấn luyện. Chuyên gia quân sự Nga sẽ không ở lại Thổ Nhĩ Kỳ nữa", Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nói trên truyền hình hôm 31/5,
Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ thông báo sẽ trả chuyên gia Nga làm nhiệm vụ huấn luyện và điều khiển hệ thống S-400 về nước, động thái này được cho là nhằm xoa dịu lo ngại của Washington trong bối cảnh cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước sắp diễn ra.
Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ thông báo sẽ trả chuyên gia Nga làm nhiệm vụ huấn luyện và điều khiển hệ thống S-400 về nước, động thái này được cho là nhằm xoa dịu lo ngại của Washington trong bối cảnh cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nước sắp diễn ra.
Tuy nhiên liền sau đó giới chức Nga cho biết đoàn chuyên gia hỗ trợ hệ thống S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn làm việc theo kế hoạch và không bị yêu cầu về nước.
Tuy nhiên liền sau đó giới chức Nga cho biết đoàn chuyên gia hỗ trợ hệ thống S-400 tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn làm việc theo kế hoạch và không bị yêu cầu về nước.
"Việc hồi hương đoàn chuyên gia kỹ thuật Nga đang làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến hợp đồng S-400 sẽ được thực hiện theo đúng kế hoạch được phê chuẩn từ trước", phát ngôn viên Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga Valeria Reshetnikova cho biết hôm 3/6.
"Việc hồi hương đoàn chuyên gia kỹ thuật Nga đang làm việc ở Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến hợp đồng S-400 sẽ được thực hiện theo đúng kế hoạch được phê chuẩn từ trước", phát ngôn viên Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga Valeria Reshetnikova cho biết hôm 3/6.
Sự hiện diện của các chuyên gia quân đội Nga được triển khai để lắp đặt hệ thống S-400 và huấn luyện nhân lực Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lo ngại lớn của Mỹ, khi Washington cho rằng lực lượng của Moscow có thể tiếp cận và thu nhiều dữ liệu tình báo về các công nghệ bí mật của NATO.
Sự hiện diện của các chuyên gia quân đội Nga được triển khai để lắp đặt hệ thống S-400 và huấn luyện nhân lực Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lo ngại lớn của Mỹ, khi Washington cho rằng lực lượng của Moscow có thể tiếp cận và thu nhiều dữ liệu tình báo về các công nghệ bí mật của NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017.
Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1/2020. Ankara tiến hành đợt bắn thử đầu tiên vào tháng 10/2020 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà "không cần xin phép Washington".
Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1/2020. Ankara tiến hành đợt bắn thử đầu tiên vào tháng 10/2020 và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm S-400 mà "không cần xin phép Washington".
Mỹ nhiều lần phản đối hợp đồng, cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ NATO và đe dọa tiêm kích tàng hình F-35
Mỹ nhiều lần phản đối hợp đồng, cho rằng S-400 không tương thích với hệ thống phòng thủ NATO và đe dọa tiêm kích tàng hình F-35
Để trừng phạt hợp đồng S-400, Washington đã gạt Ankara khỏi chương trình F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và loại các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35.
Để trừng phạt hợp đồng S-400, Washington đã gạt Ankara khỏi chương trình F-35, từ chối bàn giao 105 máy bay F-35A nước này đặt mua và loại các tập đoàn quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi dây chuyền sản xuất F-35.
Tuy vậy cho tới nay dường như thương vụ S-400, F-35 không những gây trở ngại cho Thổ Nhĩ Kỳ mà còn ngay cả Nga và Mỹ.
Tuy vậy cho tới nay dường như thương vụ S-400, F-35 không những gây trở ngại cho Thổ Nhĩ Kỳ mà còn ngay cả Nga và Mỹ.
Về phía Mỹ, rõ ràng việc Thổ Nhĩ Kỳ chọn S-400 thay vì Patriot gây cho Mỹ không ít thiệt hại. Ban đầu là về nguồn lợi tài chính, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải bỏ ra 2,5 tỷ USD trả cho Nga nhằm sở hữu tổ hợp phòng không S-400.
Về phía Mỹ, rõ ràng việc Thổ Nhĩ Kỳ chọn S-400 thay vì Patriot gây cho Mỹ không ít thiệt hại. Ban đầu là về nguồn lợi tài chính, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải bỏ ra 2,5 tỷ USD trả cho Nga nhằm sở hữu tổ hợp phòng không S-400.
Số tiền này đáng ra thuộc về Mỹ nếu như ngay từ ban đầu họ đồng ý bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Số tiền này đáng ra thuộc về Mỹ nếu như ngay từ ban đầu họ đồng ý bán Patriot cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước khi tìm đến với S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đã hỏi mua hệ thống phòng thủ Patriot, nhưng Mỹ đã lắc đầu từ chối với lời biện minh rằng, lưới lửa phòng không của NATO đang đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ đủ sức bảo vệ Ankara.
Trước khi tìm đến với S-400, Thổ Nhĩ Kỳ đã hỏi mua hệ thống phòng thủ Patriot, nhưng Mỹ đã lắc đầu từ chối với lời biện minh rằng, lưới lửa phòng không của NATO đang đặt tại Thổ Nhĩ Kỳ đủ sức bảo vệ Ankara.
Giới quan sát cho rằng, Mỹ ép thổ Nhĩ Kỳ chịu sự bảo về dưới lưới lửa phòng không NATO nhằm tăng sự lệ thuộc của Ankara. Hình ảnh hệ thống phòng thủ Patriot Mỹ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Giới quan sát cho rằng, Mỹ ép thổ Nhĩ Kỳ chịu sự bảo về dưới lưới lửa phòng không NATO nhằm tăng sự lệ thuộc của Ankara. Hình ảnh hệ thống phòng thủ Patriot Mỹ triển khai tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng với một người cứng rắn và có đường lối độc lập lẫn chính kiến riêng như Tổng thống Erdogan, Mỹ đã tính toán sai nước cờ, bởi lẽ nếu hỏi mà Mỹ không bán, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm đến Nga.
Nhưng với một người cứng rắn và có đường lối độc lập lẫn chính kiến riêng như Tổng thống Erdogan, Mỹ đã tính toán sai nước cờ, bởi lẽ nếu hỏi mà Mỹ không bán, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tìm đến Nga.
Khi hợp đồng trị giá 2,5 tỷ được ký, tiền cọc được chuyển đi thì Mỹ mới giật mình tìm cách đối phó bằng cách đề nghị bán cho Thổ Nhĩ Kỳ phiên bản mới nhất của hệ thống Patriot có sức mạnh tiệm cận với THAAD, nhưng rồi Ankara vẫn từ chối.
Khi hợp đồng trị giá 2,5 tỷ được ký, tiền cọc được chuyển đi thì Mỹ mới giật mình tìm cách đối phó bằng cách đề nghị bán cho Thổ Nhĩ Kỳ phiên bản mới nhất của hệ thống Patriot có sức mạnh tiệm cận với THAAD, nhưng rồi Ankara vẫn từ chối.
Và khi không thuyết phục được Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đem con bài F-35 ra mặc cả. Nhưng rõ ràng Washington cũng hiểu rằng Ankara đã đóng góp tiền của cho dự án F-35, đồng thời họ cũng đang bước chân vào sản xuất các linh kiện cấu thành chiến đấu cơ này.
Và khi không thuyết phục được Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đem con bài F-35 ra mặc cả. Nhưng rõ ràng Washington cũng hiểu rằng Ankara đã đóng góp tiền của cho dự án F-35, đồng thời họ cũng đang bước chân vào sản xuất các linh kiện cấu thành chiến đấu cơ này.
Nếu không bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài mất đi một khoảng kinh phí khổng lồ, họ cũng còn gặp khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm các nhà thầu phụ thay thế Thổ Nhĩ Kỳ để sản xuất cấu kiện của F-35.
Nếu không bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài mất đi một khoảng kinh phí khổng lồ, họ cũng còn gặp khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm các nhà thầu phụ thay thế Thổ Nhĩ Kỳ để sản xuất cấu kiện của F-35.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không mua chiến đấu cơ Mỹ hoặc phương Tây mà chọn mua chiến đấu cơ Nga và Trung Quốc sẽ càng khó khăn cho việc đồng bộ hóa chuẩn vũ khí mà khối NATO đặt ra, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên có có vị thế địa chính trị khá quan trọng của khối này trong việc kiềm chế Nga.
Nếu Thổ Nhĩ Kỳ không mua chiến đấu cơ Mỹ hoặc phương Tây mà chọn mua chiến đấu cơ Nga và Trung Quốc sẽ càng khó khăn cho việc đồng bộ hóa chuẩn vũ khí mà khối NATO đặt ra, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên có có vị thế địa chính trị khá quan trọng của khối này trong việc kiềm chế Nga.
Rõ ràng là Mỹ cũng đang lúng túng trong vụ cân nhắc thiệt hơn thương vụ F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ. Có lẽ vì điều này mà các chiến đấu cơ F-35 trong thương vụ với Ankara vẫn tiếp tục được Mỹ sản xuất.
Rõ ràng là Mỹ cũng đang lúng túng trong vụ cân nhắc thiệt hơn thương vụ F-35 với Thổ Nhĩ Kỳ. Có lẽ vì điều này mà các chiến đấu cơ F-35 trong thương vụ với Ankara vẫn tiếp tục được Mỹ sản xuất.
Sau khi bị Thồ Nhĩ Kỳ khước từ đề xuất hủy bỏ thương vụ S-400 với Nga, con bài F-35 được Mỹ đưa ra mặc cả. Tuy nhiên phía Thổ Nhĩ Kỳ họ biết lợi thế cũng như khó khăn của mình trong việc đánh đu giữa Nga và Mỹ.
Sau khi bị Thồ Nhĩ Kỳ khước từ đề xuất hủy bỏ thương vụ S-400 với Nga, con bài F-35 được Mỹ đưa ra mặc cả. Tuy nhiên phía Thổ Nhĩ Kỳ họ biết lợi thế cũng như khó khăn của mình trong việc đánh đu giữa Nga và Mỹ.
Nếu nghe Mỹ mà bỏ thương vụ S-400, khoản tiền cọc sẽ mất, khoản tiền phạt từ Nga cũng không nhỏ. Bên cạnh đó Ankara cũng sẽ phải mất ít nhất một khoản tiền tương đương hoặc lớn hơn để mua Patriot Mỹ, bởi vì đơn giản, vũ khí phòng không Mỹ thường sẽ đắt hơn của Nga.
Nếu nghe Mỹ mà bỏ thương vụ S-400, khoản tiền cọc sẽ mất, khoản tiền phạt từ Nga cũng không nhỏ. Bên cạnh đó Ankara cũng sẽ phải mất ít nhất một khoản tiền tương đương hoặc lớn hơn để mua Patriot Mỹ, bởi vì đơn giản, vũ khí phòng không Mỹ thường sẽ đắt hơn của Nga.
Mặt khác bỏ tiền ra mua vũ khí Mỹ, nhưng có thể Ankara sẽ phải "trói tay" bởi một số điều khoản vận hành nhất định, bởi Washington vẫn nổi tiếng là quốc gia bán vũ khí kèm theo những yêu sách chính trị mà không phải quốc gia nào cũng có khả năng đáp ứng.
Mặt khác bỏ tiền ra mua vũ khí Mỹ, nhưng có thể Ankara sẽ phải "trói tay" bởi một số điều khoản vận hành nhất định, bởi Washington vẫn nổi tiếng là quốc gia bán vũ khí kèm theo những yêu sách chính trị mà không phải quốc gia nào cũng có khả năng đáp ứng.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan từng lên tiếng nghi ngờ Mỹ đứng đằng sau vụ đảo chính bất thành nhằm vào ông năm 2016, sự kiện này từng kéo dài căng thẳng hai nước trong khoảng thời gian sau đó. Vì thế nếu mua từ Mỹ, ông lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ bị Mỹ kìm chân.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan từng lên tiếng nghi ngờ Mỹ đứng đằng sau vụ đảo chính bất thành nhằm vào ông năm 2016, sự kiện này từng kéo dài căng thẳng hai nước trong khoảng thời gian sau đó. Vì thế nếu mua từ Mỹ, ông lo ngại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ bị Mỹ kìm chân.
Dù mong manh nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể hy vọng Mỹ sẽ phải chuyển giao F-35 cho mình dựa trên những ăn cứ vào thực tế, hiện phía Mỹ vẫn tiếp tục huấn luyện cho phi công tiêm kích F-35 Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Washington "đoạn tình" thực sự, chắc chắn họ sẽ không dành thời gian cho việc này.
Dù mong manh nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể hy vọng Mỹ sẽ phải chuyển giao F-35 cho mình dựa trên những ăn cứ vào thực tế, hiện phía Mỹ vẫn tiếp tục huấn luyện cho phi công tiêm kích F-35 Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu Washington "đoạn tình" thực sự, chắc chắn họ sẽ không dành thời gian cho việc này.
Có điều Mỹ đang bỏ ngỏ việc những chiếc F-35 đã sản xuất được chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang cân nhắc các bước đi đúng đắn để có lợi nhất cho mình trong thương vụ này.
Có điều Mỹ đang bỏ ngỏ việc những chiếc F-35 đã sản xuất được chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cả Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều đang cân nhắc các bước đi đúng đắn để có lợi nhất cho mình trong thương vụ này.
Đã có những đồn đoán rằng nếu không có F-35 từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua Su-35 Nga để thay thế. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng nếu giải pháp này nếu có xảy ra thì đây chẳng qua là "cực chẳng đã" Ankara mới phải làm thế mà thôi.
Đã có những đồn đoán rằng nếu không có F-35 từ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua Su-35 Nga để thay thế. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng nếu giải pháp này nếu có xảy ra thì đây chẳng qua là "cực chẳng đã" Ankara mới phải làm thế mà thôi.
Công bằng mà nói, Su-35 là dòng tiêm kích thế hệ 4+ khá mạnh của Nga so với các đối thủ cùng phân khúc của phương Tây. Nhưng suy cho cùng, chúng vẫn không phải là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, trong khi tác chiến tương lai đang dần ngả về không chiến tầm xa, nơi các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 có ưu thế tuyệt đối.
Công bằng mà nói, Su-35 là dòng tiêm kích thế hệ 4+ khá mạnh của Nga so với các đối thủ cùng phân khúc của phương Tây. Nhưng suy cho cùng, chúng vẫn không phải là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, trong khi tác chiến tương lai đang dần ngả về không chiến tầm xa, nơi các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 có ưu thế tuyệt đối.
Mặt khác dù là chiến đấu cơ thế hệ 4+ nhưng giá thành của Su-35 cũng không hề rẻ khi rơi vào khoảng 115-120 triệu USD/chiếc, tức cũng ngang ngửa F-35 Mỹ.
Mặt khác dù là chiến đấu cơ thế hệ 4+ nhưng giá thành của Su-35 cũng không hề rẻ khi rơi vào khoảng 115-120 triệu USD/chiếc, tức cũng ngang ngửa F-35 Mỹ.
Còn nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua tiêm kích tàng hình Su-57 thay thế cho F-35 lại phi thực tế hơn, bởi đơn giản Su-57 vẫn chưa được hoàn thiện, và ngay cả người Nga cũng chưa thể trang bị số lượng lớn dòng tiêm kích này. Hiện mới chỉ có duy nhất một chiếc trong biên chế chính thức có khả năng tham chiến.
Còn nếu Thổ Nhĩ Kỳ mua tiêm kích tàng hình Su-57 thay thế cho F-35 lại phi thực tế hơn, bởi đơn giản Su-57 vẫn chưa được hoàn thiện, và ngay cả người Nga cũng chưa thể trang bị số lượng lớn dòng tiêm kích này. Hiện mới chỉ có duy nhất một chiếc trong biên chế chính thức có khả năng tham chiến.
Hơn nữa Su-57 cũng bị cho là có độ tàng hình kém hơn F-35, và chắc chắn giá thành của chúng sẽ đắt hơn nhiều so với Su-35. Nếu mua phi đội hơn 100 chiếc Su-57 để thay thế F-35, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải trả khoản tiền cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp 2 lần so với F-35.
Hơn nữa Su-57 cũng bị cho là có độ tàng hình kém hơn F-35, và chắc chắn giá thành của chúng sẽ đắt hơn nhiều so với Su-35. Nếu mua phi đội hơn 100 chiếc Su-57 để thay thế F-35, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải trả khoản tiền cao hơn rất nhiều, thậm chí gấp 2 lần so với F-35.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ lại đang có truyền thống sở hữu và vận hàng toàn chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất, mua chiến đấu cơ Nga sẽ là bài toán hóc búa về khoản đồng bộ vũ khí, cũng như chi phí bảo dưỡng vận hành sẽ vô cùng đắt đỏ.
Không quân Thổ Nhĩ Kỳ lại đang có truyền thống sở hữu và vận hàng toàn chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất, mua chiến đấu cơ Nga sẽ là bài toán hóc búa về khoản đồng bộ vũ khí, cũng như chi phí bảo dưỡng vận hành sẽ vô cùng đắt đỏ.
Về phía Nga, rõ ràng thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ vừa là cơ hội với nhiều lợi thế nhưng cũng vừa là thách thức. Cơ hội vì đây là lần đầu tiên Nga thành công khi bán hệ thống phòng không hiện đại cho một thành viên NATO, nơi vốn yêu cầu ngặt nghèo về chuẩn đồng bộ vũ khí.
Về phía Nga, rõ ràng thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ vừa là cơ hội với nhiều lợi thế nhưng cũng vừa là thách thức. Cơ hội vì đây là lần đầu tiên Nga thành công khi bán hệ thống phòng không hiện đại cho một thành viên NATO, nơi vốn yêu cầu ngặt nghèo về chuẩn đồng bộ vũ khí.
Một số thành viên NATO vẫn sở hữu hệ thống phòng không S-300, tuy nhiên đơn giản vì trước đó họ từng là đồng minh thân cận, thậm chí là nằm trong khối quân sự Warszawa - đối trọng với NATO do Liên Xô lập lên. Sau khi gia nhập NATO họ vẫn giữ lại các hệ thống vũ khí chủ chốt bao gồm S-300.
Một số thành viên NATO vẫn sở hữu hệ thống phòng không S-300, tuy nhiên đơn giản vì trước đó họ từng là đồng minh thân cận, thậm chí là nằm trong khối quân sự Warszawa - đối trọng với NATO do Liên Xô lập lên. Sau khi gia nhập NATO họ vẫn giữ lại các hệ thống vũ khí chủ chốt bao gồm S-300.
Thành công của Nga trong thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ là cú giáng mạnh vào uy thế vào đồng bộ vũ khí của khối NATO.
Thành công của Nga trong thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ là cú giáng mạnh vào uy thế vào đồng bộ vũ khí của khối NATO.
Ngoài ra thương vụ này cũng gây ra những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ khối NATO cả trong hiện tại và tương lai.
Ngoài ra thương vụ này cũng gây ra những chia rẽ sâu sắc trong nội bộ khối NATO cả trong hiện tại và tương lai.
Mỹ và NATO đã đe đọa không cho Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tham gia vào mạng lưới phòng thủ của khối này, nơi mà các thông tin tình báo được cập nhập, cũng như hòa mạng của lưới lửa phòng không giữa các nước thành viên.
Mỹ và NATO đã đe đọa không cho Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tham gia vào mạng lưới phòng thủ của khối này, nơi mà các thông tin tình báo được cập nhập, cũng như hòa mạng của lưới lửa phòng không giữa các nước thành viên.
Lý do Mỹ và khối này đưa ra rằng, việc cho S-400 hòa vào mạng lưới phòng thủ NATO sẽ giúp Nga có được thông tin tình báo, từ đó lưới lửa phòng thủ NATO sẽ mất hiệu nghiệm.
Lý do Mỹ và khối này đưa ra rằng, việc cho S-400 hòa vào mạng lưới phòng thủ NATO sẽ giúp Nga có được thông tin tình báo, từ đó lưới lửa phòng thủ NATO sẽ mất hiệu nghiệm.
Ngoài ra Mỹ cho rằng, nhân cơ hội S-400 hào vào mạng lưới phòng thủ NATO, Nga sẽ nhân cơ hội lấy được thông tin về chiến đấu cơ tàng hình F-35 vốn là một thành phần của lưới lửa phòng thủ này, điều đó sẽ dẫn đến năng lực tác chiến của loại máy bay được đa số thành viên NATO sử dụng sẽ rất nguy hiểm.
Ngoài ra Mỹ cho rằng, nhân cơ hội S-400 hào vào mạng lưới phòng thủ NATO, Nga sẽ nhân cơ hội lấy được thông tin về chiến đấu cơ tàng hình F-35 vốn là một thành phần của lưới lửa phòng thủ này, điều đó sẽ dẫn đến năng lực tác chiến của loại máy bay được đa số thành viên NATO sử dụng sẽ rất nguy hiểm.
Tuy nhiên sẽ thật khó khi một thành viên chủ chốt như Thổ Nhĩ Kỳ lại không được tham gia vào mạng lưới phòng thủ của khối. Điều này đi ngược lại nguyên tắc hoạt động của khối quân sự này. Vì thế dù ít nhưng Nga vẫn sẽ có cơ hội tiếp cận với mạng lưới phòng thủ của khối NATO.
Tuy nhiên sẽ thật khó khi một thành viên chủ chốt như Thổ Nhĩ Kỳ lại không được tham gia vào mạng lưới phòng thủ của khối. Điều này đi ngược lại nguyên tắc hoạt động của khối quân sự này. Vì thế dù ít nhưng Nga vẫn sẽ có cơ hội tiếp cận với mạng lưới phòng thủ của khối NATO.
Nhưng đổi lại Nga cũng phải trả một cái giá không nhỏ, trước hết phần không nhỏ số tiền trong thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ là khoản cho vay từ Nga. Nghĩa là thực ra Moscow bán chịu hệ thống này cho Ankara. Trong bối cảnh nền kinh tế đang eo hẹp vì cấm vận thì thật ra thương vụ S-400 "chỉ có tiếng mà không có miếng".
Nhưng đổi lại Nga cũng phải trả một cái giá không nhỏ, trước hết phần không nhỏ số tiền trong thương vụ S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ là khoản cho vay từ Nga. Nghĩa là thực ra Moscow bán chịu hệ thống này cho Ankara. Trong bối cảnh nền kinh tế đang eo hẹp vì cấm vận thì thật ra thương vụ S-400 "chỉ có tiếng mà không có miếng".
Mặt khác Nga cũng được cho là bỏ đi một phần vị thế của một cường quốc khi nhanh chóng đồng ý xuống nước trong vụ căng thẳng khi Thổ Nhĩ kỳ công khai bắn hạ Su-24 nước này tại Syria vào năm 2015. Cũng như nhiều lần Ankara 'tấn công vỗ mặt' Syria ngay trước mặt Nga. Việc bỏ đi sự kiên định đường lối bảo vệ đồng minh, cũng như bảo vệ chính uy thế của mình ít nhiều làm niềm tin vào Nga của các đồng minh bị xói mòn.
Mặt khác Nga cũng được cho là bỏ đi một phần vị thế của một cường quốc khi nhanh chóng đồng ý xuống nước trong vụ căng thẳng khi Thổ Nhĩ kỳ công khai bắn hạ Su-24 nước này tại Syria vào năm 2015. Cũng như nhiều lần Ankara 'tấn công vỗ mặt' Syria ngay trước mặt Nga. Việc bỏ đi sự kiên định đường lối bảo vệ đồng minh, cũng như bảo vệ chính uy thế của mình ít nhiều làm niềm tin vào Nga của các đồng minh bị xói mòn.
Hơn nữa dù Nga đã cắt bớt tính năng khi xuất khẩu, nhưng S-400 vẫn là vũ khí chủ lực trong lưới lửa phòng không Nga và là "con gà đẻ trứng vàng" trên thị trường xuất khẩu. Trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ thuận theo Mỹ và cho chuyên gia Mỹ mổ sẻ hệ thống này thì đó là một tổn thất lớn cho Nga.
Hơn nữa dù Nga đã cắt bớt tính năng khi xuất khẩu, nhưng S-400 vẫn là vũ khí chủ lực trong lưới lửa phòng không Nga và là "con gà đẻ trứng vàng" trên thị trường xuất khẩu. Trong trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ thuận theo Mỹ và cho chuyên gia Mỹ mổ sẻ hệ thống này thì đó là một tổn thất lớn cho Nga.
Nếu trường hợp trên xảy ra thì đây là thách thức to lớn không chỉ ở an ninh quốc gia hiện tại mà còn ảnh hưởng tới xuất khẩu. Khách hàng sẽ dè dặt và khó xuống tiền khi một hệ thống phòng thủ bị đối thủ chính của nó mổ xẻ và nghiên cứu tính năng.
Nếu trường hợp trên xảy ra thì đây là thách thức to lớn không chỉ ở an ninh quốc gia hiện tại mà còn ảnh hưởng tới xuất khẩu. Khách hàng sẽ dè dặt và khó xuống tiền khi một hệ thống phòng thủ bị đối thủ chính của nó mổ xẻ và nghiên cứu tính năng.
Nga cũng thừa hiểu Thổ Nhĩ Kỳ đang "đánh đu" trong quan hệ đối tác chiến lược về vũ khí giữa họ và Mỹ, vì vậy việc Ankara đột ngột thay đổi thái độ, hoặc có những bước đi bất lợi cho Moscow cũng là điều khiến Nga phải tính tới và nó làm đau đầu không ít cho những nhà hoạch định chiến lược nước này.
Nga cũng thừa hiểu Thổ Nhĩ Kỳ đang "đánh đu" trong quan hệ đối tác chiến lược về vũ khí giữa họ và Mỹ, vì vậy việc Ankara đột ngột thay đổi thái độ, hoặc có những bước đi bất lợi cho Moscow cũng là điều khiến Nga phải tính tới và nó làm đau đầu không ít cho những nhà hoạch định chiến lược nước này.
Rõ ràng thương vụ S-400, F-35 đang là canh bạc nơi người Mỹ, người Nga và người Thổ Nhĩ Kỳ đều phải căng đầu suy tính thiệt hơn để có những bước đi có lợi nhất.
Rõ ràng thương vụ S-400, F-35 đang là canh bạc nơi người Mỹ, người Nga và người Thổ Nhĩ Kỳ đều phải căng đầu suy tính thiệt hơn để có những bước đi có lợi nhất.

GALLERY MỚI NHẤT