Thủy điện làm mất đất sản xuất ở vùng hạ lưu

Tại Quảng Bình, trong quá trình vận hành, công trình thủy điện Hố Hô tạo ra nỗi lo lớn đối với người dân ở vùng hạ lưu… 

Được xây dựng từ năm 2004 và đưa vào vận hành vào năm 2010, công trình thủy điện Hố Hô có công suất 14MW, dung tích hồ chứa 38 triệu m3 với chiều cao đỉnh đập 72m. Vào thời điểm này, lượng mưa ít, nên nhà máy thủy điện Hố Hô chỉ vận hành 4 giờ trong ngày.
Tuy nhiên, tình trạng sạt lở đất ở vùng hạ lưu vẫn diễn ra phức tạp do nước từ đầu nguồn sông Ngàn Sâu qua nhà máy đã bị thay đổi dòng chảy. Nghiêm trọng nhất là khu vực xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa hơn 31ha đất nông nghiệp đã bị cuốn trôi, ảnh hưởng rất lớn đến việc canh tác của 196 hộ dân ở đây.
Nhằm khắc phục tình trạng trên, nhà máy thủy điện Hố Hô đã tiến hành xây dựng hệ thống kè đá dọc theo vùng hạ du, cũng như đắp đập bằng đất đá nhằm dịch chuyển dòng chảy. Tuy nhiên, công trình kè đá chỉ kéo dài hơn 70m và thân đập chỉ mang tính ứng phó tạm thời, không thể hạn chế được sự bào mòn của dòng chảy khi xảy ra lụt bão.
Trước thực trạng này, mới đây, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra hiện trường và khẳng định nhà máy thủy điện Hố Hô phải có phương giải quyết, bồi thường, hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại người dân ở vùng hạ lưu vẫn chưa nhận được sự đền bù thỏa đáng nào từ phía đơn vị chủ quản.
Trận lũ lụt vào cuối năm 2010 đã gây ra thiệt hại nặng nề đối với công trình thủy điện Hố Hô cũng như vùi lấp nhiều diện tích đất ở vùng hạ lưu. Từ đó đến nay, người dân trên địa bàn xã Hương Hóa luôn gặp phải những khó khăn, rủi ro từ sự vận hành của công trình thủy điện này, nhất là tình trạng sạt lở đất. Nỗi lo về sự an nguy từ công trình thủy điện Hố Hô đối với người dân nơi đây ngày một gia tăng khi mùa lụt bão đang đến gần.

Đại biểu Quốc hội "nóng" vì thủy điện xả lũ

Đại biểu muốn chất vấn Bộ trưởng Công thương để có câu trả lời chính xác về trách nhiệm quản lý, vận hành hồ chứa.

Ngập lụt do mưa bão ở miền Trung vừa tạm lắng thì người dân nơi đây lại đối diện với nguy cơ bị nước lũ nuốt chửng vì thủy điện xả nước. Đây không phải là lần đầu người dân sống ở vùng hạ du phải hứng chịu hậu quả hạn hán vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa bão do hồ thủy điện. Bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, VOV ghi lại ý kiến của các đại biểu về câu chuyện xả lũ tại các hồ chứa hiện nay.

Khắc phục hậu quả vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2

Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 lần hai được xác định trách nhiệm ban đầu thuộc về phía đơn vị thi công.

Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 tại địa bàn huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã gây lũ quét và thiệt hại rất lớn cho vùng hạ du, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trên địa bàn. Đây là lần thứ hai công trình này bị vỡ đập. Điều đó khẳng định sự non kém kinh nghiệm trong thi công của đơn vị.

Du khách Trung Quốc mắc “hội chứng Paris“

Các du khách Trung Quốc lần đầu tới Paris (Pháp) ước ao được nhìn thấy một thành phố châu Âu xinh đẹp, giàu có và thân thiện, nhưng...

Giàu có, xinh đẹp và thân thiện cũng là những điều mà truyền thông hay phim ảnh thường vẽ ra khi nhắc đến Paris. Nhưng trên thực tế, du khách lại khám phá ra bộ mặt khác đầy nhem nhuốc của thành phố. 

Nguy cơ Ebola xâm nhập Việt Nam rất cao

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Ebola, Bộ Y tế vừa đưa ra nhận định nguy cơ xâm nhập của loại virus này vào Việt Nam là rất cao.

Cơ sở để Bộ Y tế nâng mức cảnh báo là tại 4 nước đang có dịch Ebola, số người Việt sinh sống và làm việc lên tới cả trăm người. Cụ thể, ở Guinea là nhiều nhất, khoảng 60 - 70 người, ở Liberi có khoảng 20 người, Sierra Leon là 24 người và Nigeria 12 người.

Dư luận đánh giá cao bài viết của Chủ tịch nước

Một trong những vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm trong bài viết là Chủ tịch nước đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong nhiều lĩnh vực.

Tin mới