Hình ảnh xả lũ tại đập thủy điện Hòa Bình sáng 20/7. Do mưa lớn liên tục trong tháng 6 vừa qua và ảnh hưởng từ cơn bão số 2 khiến mực nước trên các hồ thủy điện miền Bắc ở mức cao. Lúc 10h ngày 18/7, mực nước ở hồ Hòa Bình ở cao trình 105,84 m, trong khi đó, lưu lượng nước đổ về hồ là 3.060 m3/s. |
Nhiều năm trở lại đây, việc mở cửa xả lũ là tương đối hiếm xảy ra đối với thuỷ điện Hoà Bình do lượng nước không nhiều đồng thời có thêm nhiều hồ thuỷ điện phía thượng nguồn chứa nước. |
Trong hai ngày thủy điện Hòa Bình mở đáy xả lũ, nhiều người dân hiếu kỳ đến xem và quay phim chụp ảnh, bất chấp nguy hiểm. |
Một cô gái thích thú chụp ảnh với cảnh "sóng thần" cuồn cuộn. |
Thanh niên, trung niên gần đó thậm chí còn mang lưới ra đánh cá ở khu vực mép sông Đà, cách khu vực cửa xả lũ chỉ hơn 100 m. |
Theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng, trước đó Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai lệnh Giám đốc Công ty thủy điện Hòa Bình mở 2 cửa xả đáy ở hồ thủy điện Hòa Bình. |
Cụ thể, từ 18h ngày 18/7, hồ thủy điện Hòa Bình mở cửa xả thứ nhất và cho đến 6h ngày 19/7 mở thêm cửa xả đáy thứ hai. |
Trong thời gian xả phải liên tục duy trì phát điện tối đa 8 tổ máy với tổng lưu lượng khoảng 2.400 m3/giây. |
Các tỉnh lân cận gồm Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương và hai thành phố Hà Nội, Hải Phòng cũng được thông báo để chủ động các biện pháp đảm bảo an toàn vùng hạ du. |
Dự kiến hồ Hòa Bình xả lũ thì mực nước tại các sông hồ ở Hà Nội sẽ dâng lên cao 7-8 m. |
Nhiều trẻ nhỏ tự do vui chơi khu vực nguy hiểm mà không có người lớn canh chừng. |
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cho rằng, mực nước này vẫn trong ngưỡng an toàn, thậm chí chưa đạt tới mức báo động. |
Cá chết nổi trắng lồng. |
Trao đổi với báo chí về sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam, ông Hoàng Văn Thắng thông tin, đây là con đập đang trong quá trình thi công. Dung tích thiết kế là 1,034 tỷ m3, đập đang trong quá trình bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được hiện nay chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, các cơ quan khoa học của Việt Nam đã tính toán từ lưu lượng nước về từ thủy điện chặn dòng. Theo đó, các nhà khoa học đánh giá, khi nước về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) có thể mực nước ở khu vực này sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay, hiện phía Việt Nam vẫn đang giám sát rất chặt mọi diễn biến.
Người dân Lào leo lên mái nhà tránh dòng nước vỡ đập. |
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - ông Hoàng Văn Thắng cho biết: “Với các dữ liệu lưu lượng nước về hiện nay, thủy điện này mới chỉ tích được khoảng trên 500 triệu m3 và khi về đến Việt Nam, có thể chỉ làm dâng thêm 5 cm ở khu vực Tân Châu, Châu Đốc. Đây là kịch bản tính sơ bộ, còn hiện tại các cơ quan đang giám sát chặt diễn biến sự cố này để có ứng phó kịp thời”.
Còn theo tính toán của Ủy hội sông Mê Kông, hiện tại chưa rõ chính xác lượng nước xả ra thực tế của sự cố này là bao nhiêu m3. Tuy nhiên theo tính toán, với nước xả ra từ sự cố vỡ đập thủy điện này, mực nước tại hệ thống sông ở đồng bằng sông Cửu Long có thể lên khoảng 4-5cm so với mực nước hiện tại ở sông Hậu tại Tân Châu, Châu Đốc.
Do đó, sự cố này nhìn chung không ảnh hưởng nhiều tới lưu vực sông Cửu Long của Việt Nam. Song, hiện Ủy hội sông Mê Kông đang theo dõi và tính toán thêm các số liệu thực tế.
Tron khi đó, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN&PTNT cho biết, ngay khi nhận được thông tin, Tổng cục Thủy lợi đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ theo dõi sát sao diễn biến của sự cố này và có sự tính toán sơ bộ lượng nước sẽ đổ về ĐBSCL trong những ngày tới.
"Đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy cách biên giới đoạn cửa sông Cửu Long ở khu ĐBSCL khoảng 650km, ít nhất phải 3 ngày nữa mực nước tại cửa sông Cửu Long tại biên giới theo tính toán sơ bộ sẽ lên cao hơn khoảng 3-5cm. Ngoài ra, các sông ở ĐBSCL đang có mực nước thấp nên có thể nói sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoysẽ không ảnh hưởng nhiều đến khu vực này" - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho hay.
Trước đó, Hãng thông tấn Laos News Agency cho biết, sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7 khiến hàng tỷ mét khối nước thoát ra ngoài. Nguồn tin cho biết thêm, sự cố vỡ đập khiến hàng trăm người mất tích và một số người thiệt mạng, song hiện chưa rõ con số cụ thể.
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện
Liên quan sự cố xảy ra tại đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào vào cuối ngày 23/7, ngay sau khi có thông tin đập thủy điện ở tỉnh Attapeu bị vỡ, ngày 24/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có điện thăm hỏi gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Bounnhang Vorachith và Thủ tướng Chính phủ Lào Thongloun Sisoulith; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có điện thăm hỏi gửi Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ nhân dân Lào anh em khắc phục hậu quả.
Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại để cập nhật thông tin về người Việt Nam hoặc kiều bào tại khu vực bị ảnh hưởng, đồng thời sẵn sàng có các biện pháp hỗ trợ trong trường hợp có người bị ảnh hưởng.
Theo Bộ Ngoại giao, trong trường hợp cần thiết, đề nghị liên hệ số điện thoại bảo hộ công dân tại Lào 008562096106775 hoặc tại Việt Nam 0084981848484.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chính thức thông tin về vụ vỡ đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy tại Lào. Theo đó, cán bộ ngoại giao Việt Nam tại tỉnh Pakxe cho biết đã có mặt ở hiện trường. Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về việc có nạn nhân là người Việt Nam hay không. Tuy nhiên, Đại sứ quán Việt Nam đang và sẽ phối hợp với giới chức Lào để tiến hành công tác bảo hộ công dân nếu có công dân Việt bị ảnh hưởng trong vụ vỡ đập thủy điện.