Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 của Việt Nam mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Thủy phi cơ chống ngầm Be-12 từng hoạt động trong Không quân Nhân dân Việt Nam mang được 3-4 tấn vũ khí cùng các khí tài trinh sát tìm – diệt tàu ngầm địch.

Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 của Việt Nam mạnh cỡ nào?
Clip thủy phi cơ Be-12 tác chiến tìm – diệt tàu ngầm đối phương:
Hiện nay, Không quân Hải quân Việt Nam chủ yếu trang bị các máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-28. Tuy nhiên, trong quá khứ chúng ta từng sở hữu mẫu máy bay chống ngầm mạnh hơn, đó là Beriev Be-12.
Theo Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập phi đội máy bay săn ngầm Be-12 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372). Năm 1981, 4 thủy phi cơ Be-12 được Liên Xô chuyển giao cho Việt Nam.
Thủy phi cơ săn ngầm Be-12 Chayka (nghĩa là Mòng biển) do Cục thiết kế Beriev phát triển từ cuối những năm 1950. Mục đích thiết kế ban đầu của Be-12 dành để săn lùng tàu ngầm Hải quân Mỹ nhăm nhe vào sâu lãnh hải Liên Xô.
Thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12.
 Thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12.
Beriev Be-12 được nghiên cứu và thiết kế dựa trên loại Beriev Be-6 của Liên Xô – máy bay tuần tra chống ngầm. Khác Be-6, Be-12 có cấu tạo cánh giống hình cánh chim hải âu và đuôi có dạng 3 nhánh (phần đuôi kéo dài ra, có 2 cánh đuôi xếp thẳng đứng, đối xứng).
Kết cấu trên giúp máy bay có thể bay lượn dễ dàng đặc biệt là trong điều kiện hoạt động trên biển tương tự như loài hải âu - một loài chim biển.
Thân Be-12 chia làm 10 khoang với các vách ngăn kín nước, bên trong lắp khí tài điện tử. Nếu vài khoang bị thủng, máy bay vẫn nổi tốt trên mặt nước. Dưới 2 cánh có thêm 2 phao nổi để tạo sự ổn định.
Be-12 trang bị 2 động cơ tuốc bin cánh quạt Ivchenko Progress AI-20D (5.180 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ khoảng 530km/h, tầm bay 3.300km, trần bay 8.000m. Chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 2.300m, cất/hạ cánh trên đất liền là 2.200-1.800m.
Be-12 mang được 3.000-4.000 kg ngư lôi tự dẫn và bom để tấn công tàu ngầm đối phương. Cụ thể, gồm:
- Ngư lôi tự dẫn âm thanh AT-1 450mm có khối lượng 560 kg, lắp đầu đạn thuốc nổ mạnh 70–160 kg, tầm bắn 5.000m, tốc độ 27 hải lý/h. Đầu tự dẫn kích hoạt tầm 500-1000m.
- Ngư lôi tự dẫn âm thanh AT-2 533mm có khối lượng 1.050 kg, lắp đầu đạn 80–150 kg, tầm bắn 7.000m, tốc độ 40 hải lý/h. Đầu tự dẫn kích hoạt tầm 1.000m.
- Bom chìm chống ngầm.

Lộ thêm thông tin Việt Nam có thể mua P-3 Orion

Lộ thêm thông tin Việt Nam có thể mua P-3 Orion
Tạp chí Jane’s Defence dẫn lời quan chức cấp cao Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) cho hay, Việt Nam có thể sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ bán máy bay tuần tra chống ngầm P-3 Orion.

Hé lộ “nội thất” sát thủ săn ngầm của Việt Nam

Hé lộ “nội thất” sát thủ săn ngầm của Việt Nam
Một sĩ quan của Quân chủng Hải quân cho biết, vào khoảng năm 2005 – 2006, với sự giúp đỡ của một số chuyên gia nước ngoài (Nga, Ấn Độ), Hải quân Việt Nam khôi phục được trên 80% chức năng săn ngầm của cả 5 tàu chiến thuộc lớp Petya Project 159 do Liên Xô viện trợ. Trong ảnh là 2 trong số các giàn phóng rocket trên tàu chiến săn ngầm có tuổi đời trên 50 năm của Hải quân Việt Nam.
Một sĩ quan của Quân chủng Hải quân cho biết, vào khoảng năm 2005 – 2006, với sự giúp đỡ của một số chuyên gia nước ngoài (Nga, Ấn Độ), Hải quân Việt Nam khôi phục được trên 80% chức năng săn ngầm của cả 5 tàu chiến thuộc lớp Petya Project 159 do Liên Xô viện trợ. Trong ảnh là 2 trong số các giàn phóng rocket trên tàu chiến săn ngầm có tuổi đời trên 50 năm của Hải quân Việt Nam.

Trong vòng 6 năm, mọi chức năng khác của lớp tàu 159 như phóng lôi, phát hiện mục tiêu từ xa, bắn bom ngầm...đều đã được Hải quân Việt Nam tự khôi phục với chi phí thấp hơn nhiều lần so với việc thay mới cả cụm thiết bị, khí tài. Trong ảnh là hình ảnh hiếm hoi bên trong khoang tàu săn ngầm Petya Project 159.
Trong vòng 6 năm, mọi chức năng khác của lớp tàu 159 như phóng lôi, phát hiện mục tiêu từ xa, bắn bom ngầm...đều đã được Hải quân Việt Nam tự khôi phục với chi phí thấp hơn nhiều lần so với việc thay mới cả cụm thiết bị, khí tài. Trong ảnh là hình ảnh hiếm hoi bên trong khoang tàu săn ngầm Petya Project 159.

Không chỉ khôi phục, trong quá trình tìm tòi sáng tạo để sửa chữa tàu, chiến sĩ Hải quân còn nâng cấp thêm nhiều tính năng để tàu có thể tác chiến trong tình hình mới như thiết bị nghe sóng thuỷ âm (không còn sử dụng công nghệ cũ theo kiểu áp tai nghe sóng mà nay đã có thể tự động thu được hình ảnh); cải tiến và nhiệt đới hoá hệ thống radar, bắn pháo tự động và còn nhiều vũ khí thuộc về bí mật quân sự không thể tiết lộ. Trong ảnh là tháp pháo 37mm được các kỹ sư hải quân tự thiết kế và lắp đặt trên tàu Petya.
Không chỉ khôi phục, trong quá trình tìm tòi sáng tạo để sửa chữa tàu, chiến sĩ Hải quân còn nâng cấp thêm nhiều tính năng để tàu có thể tác chiến trong tình hình mới như thiết bị nghe sóng thuỷ âm (không còn sử dụng công nghệ cũ theo kiểu áp tai nghe sóng mà nay đã có thể tự động thu được hình ảnh); cải tiến và nhiệt đới hoá hệ thống radar, bắn pháo tự động và còn nhiều vũ khí thuộc về bí mật quân sự không thể tiết lộ. Trong ảnh là tháp pháo 37mm được các kỹ sư hải quân tự thiết kế và lắp đặt trên tàu Petya.

Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya Project 159 do Liên Xô thiết kế sản xuất từ những năm 1960 cho nhiệm vụ chống ngầm ở vùng nước nông.Trong ảnh là bảng điều khiển do Liên Xô sản xuất chưa thay thế dù có tuổi đời hơn 50 năm.
Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya Project 159 do Liên Xô thiết kế sản xuất từ những năm 1960 cho nhiệm vụ chống ngầm ở vùng nước nông.Trong ảnh là bảng điều khiển do Liên Xô sản xuất chưa thay thế dù có tuổi đời hơn 50 năm.

Cũng theo các sĩ quan trên tàu, các tính năng và khả năng tác chiến của tàu sau khi được sửa chữa, cải tiến đã tốt và ổn định hơn nhiều so với trước đây. Trong ảnh là buồng chỉ huy tác chiến.
Cũng theo các sĩ quan trên tàu, các tính năng và khả năng tác chiến của tàu sau khi được sửa chữa, cải tiến đã tốt và ổn định hơn nhiều so với trước đây. Trong ảnh là buồng chỉ huy tác chiến.

Với khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhất trên biển, lớp tàu chiến này vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong huấn luyện tác chiến, tuần tiễu và luôn sẵn sàng xung trận. Trong ảnh là ống nhòm và sổ ghi kết quả quan sát phát hiện mục tiêu trên biển.
Với khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết khắc nhiệt nhất trên biển, lớp tàu chiến này vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong huấn luyện tác chiến, tuần tiễu và luôn sẵn sàng xung trận. Trong ảnh là ống nhòm và sổ ghi kết quả quan sát phát hiện mục tiêu trên biển.

Trong ảnh là các thiết bị hiện đại đã được trang bị thêm trên đài chỉ huy.
Trong ảnh là các thiết bị hiện đại đã được trang bị thêm trên đài chỉ huy.

Trong ảnh là loa báo động vẫn còn nguyên vẹn từ suốt hơn 50 năm qua.
Trong ảnh là loa báo động vẫn còn nguyên vẹn từ suốt hơn 50 năm qua.

Loa báo động.
 Loa báo động.

Một số hệ thống báo động khác trên tàu.
Một số hệ thống báo động khác trên tàu.

Bên trong tàu chiến luôn ẩn chứa nhiều bí mật
 Bên trong tàu chiến luôn ẩn chứa nhiều bí mật


Cửa vào tháp pháo hạm AK-726 trang bị 2 nòng pháo cỡ 76mm.
Cửa vào tháp pháo hạm AK-726 trang bị 2 nòng pháo cỡ 76mm.

Nhìn từ đài chỉ huy tác chiến.
 Nhìn từ đài chỉ huy tác chiến.

Mổ xẻ “sát thủ săn ngầm” Petya Việt Nam trên Biển Đông

Mổ xẻ “sát thủ săn ngầm” Petya Việt Nam trên Biển Đông
Những năm 1980, Việt Nam đã nhận viện trợ một số tàu chiến của Liên Xô. Trong số đó có lượng giãn nước lớn hơn cả là 5 tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 (tên định danh NATO là Petya), trên 1.000 tấn.

Tin mới