Tịch thu phương tiện sẽ nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý

(Kiến Thức) - Đề xuất tịch thu phương tiện người điều khiển có nồng độ cồn cao có thể vi phạm các quy định về quyền sở hữu tài sản, nảy sinh nhiều vấn đề pháp lý.

“Cứ vi phạm hành chính, ngành nào cũng tịch thu tài sản thì xã hội loạn”
Ủy ban an toàn giao thông quốc gia vừa có văn bản đề xuất gửi Chính phủ cho phép thực hiện một số quy định xử phạt vi phạm hành chính nhằm kéo giảm tai nạn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đề xuất một số quy định xử phạt, áp dụng từ ngày 15/3. Trong đó, kiến nghị “"Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 24 tháng và tịch thu phương tiện đối với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn trên 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở" của UBATGT quốc gia đang gây nhiều tranh cãi.
Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng, tịch thu phương tiện với người có nồng độ cồn cao là giải pháp cần thiết để cảnh báo, răn đe, giáo dục, nhất là khi nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông đa số do lái xe uống rượu không kiểm soát được hành vi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản đối gay gắt khi cho rằng, việc uống rượu bia là vi phạm hành chính, nếu xử phạt theo cách tịch thu phương tiện thì quá nặng nề. Hơn nữa, việc tịch thu phương tiện với người điều khiển phương tiện sẽ khó khả thi do liên quan đến quyền sở hữu…
Tich thu phuong tien se nay sinh nhieu van de phap ly
 Người điều khiển xe có nồng độ cồn trên 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở có thể bị tịch thu phương tiện.
Trao đổi với PV Kiến Thức về kiến nghị này của UBATGT Quốc gia, ông Bùi Danh Liên,Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, đề xuất giải pháp tịch thu phương tiện với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn cao là không khả thi.
“Không khả thi khi tịch thu tài sản được đăng ký quyền sở hữu bởi nếu tịch thu việc tịch thu, hóa giá rất phiền phức. Nếu người điều khiển phương tiện đã mang phương tiện thế chấp cầm cố tài sản để vay vốn ngân hàng trước thời điểm vi phạm thì khó có thể tịch thu phương tiện.
 Hơn nữa, hành vi uống rượu say, lái xe, nồng độ cồn cao là vi phạm hành chính không thể xử lý họ như xử lý hình sự được, bởi không phù hợp với các quy định chung về luật pháp như hiến pháp cũng như bộ luật dân sự, luật xử lý vi phạm hành chính.
 Hiện nay ngành nào cũng có vi phạm hành chính nếu ngành nào cũng tịch thu phương tiện, tài sản vi phạm thì loạn xã hội. Ví dụ như nếu sàn vàng ảo vi phạm pháp luật thì phải tịch thu nhà làm sàn vàng, người đánh bạc thì phải tịch thu nhà nơi chứa chấp đánh bạc…nói như thế để xem xét giải pháp tịch thu phương tiện với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn cao có phù hợp hay không?”, ông Bùi Danh Liên nhận định.
Tich thu phuong tien se nay sinh nhieu van de phap ly-Hinh-2
 Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội.
“Tất cả những người uống rượu say rồi điều khiển phương tiện đa số là dân trí thấp. Quy định, giải pháp nào cũng cần bám sát thực tế như thế nào để đưa ra phù hợp và có tính khả thi. Nếu họ vi phạm hành chính thì nên nâng cao mức xử phạt cho hành vi vi phạm đó, không nên tịch thu tài sản phương tiện của họ. Có thể nâng mức xử phạt gấp 4 đến 5 lần để răn đe. 
Nhiều người nói việc xử lý phạt nặng thì ảnh hưởng khi người dân có mức thu nhập thấp nhưng tôi cho rằng, đã vi phạm hành chính thì không phân biệt giàu nghèo, không nên nói đến thu nhập của người dân mà phải căn cứ vào hành vi vi phạm để xử lý nặng và tất cả đều công bằng trước pháp luật. Tuy nhiên, mức xử phạt hành chính phải phù hợp với tình hình kinh tế đất nước, không thể lấy như Singapo phạt đến 40 triệu tương đương 1 tháng thu nhập của người dân nước này được. Ai cố tình vi phạm thì phải xử phạt thật nghiêm”, ông Bùi Danh Liên cho hay.
“ Đồng thời với việc tăng mức xử phạt, nên đẩy mạnh công tác vận động tuyền truyền vào ý thức của người dân như chúng ta đã từng cấm pháo, các ngành liên quan đã vận động người dân không đốt pháo, tuyên truyền từ cấp khu, phố đến xã phường rồi tình trạng đốt pháo cũng giảm rõ rệt như tết vừa qua chỉ có thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) là còn phản ánh về tình trạng đốt pháo ở mức độ nhẹ. Và việc tuyên truyền sẽ có hiệu quả với người điều khiển phương tiện giao thông hơn là tịch thu phương tiện của họ”, ông Bùi Danh Liên nhận định.
Hậu tịch thu phương tiện sẽ xảy ra tranh chấp, xung đột pháp lý
Nhìn nhận về kiến nghị trên, Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân cũng cho rằng, đề xuất trên là không hợp lý, trái với Hiếp pháp, Bộ luật dân sự cũng như Luật xử lý vi phạm hành chính.
“Vừa qua, UBATGT quốc gia và Bộ GTVT có trình Chính phủ về việc đề xuất tịch thu phương tiện với người điều khiển xe có nồng độ cồn cao cũng như lái xe máy đi vào đường cao tốc trên cao…Chúng ta đánh giá cao tinh thần UBATGT quốc gia mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm giảm tải tai nạn giao thông, đảm bảo hạ tầng giao thồng…
Tuy nhiên việc đề xuất đưa ra các quy phạm pháp luật cần căn cứ vào các quy định pháp luật chung như Hiếp pháp, BLDS, Luật xử lý vi phạm hành chính, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam để đưa ra các quy phạm pháp luật cho phù hợp, vừa tránh tình trạng xung đột về mặt pháp lý. Xét trên phương diện trên, đề xuất này không hợp lý, trái với Hiếp pháp, Bộ luật dân sự, Luật xử lý vi phạm hành chính”, Luật sư Trần Đình Triển nhìn nhận.
Tich thu phuong tien se nay sinh nhieu van de phap ly-Hinh-3
 Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân.
“Với các phương tiện như ô tô, xe máy là tài sản của người dân. Theo Bộ luật hình sự, chỉ tịch thu phương tiện khi phương tiện đó được sử dụng vào hành vi vi phạm pháp luật gây nguy hiểm cho xã hội buộc phải tịch thu. Còn ở đây, khi chủ điều khiển phương tiện có nồng độ cồn cao là xử lý vi phạm về mặt hành chính. Việc tịch thu phương tiện trong trường hợp này cần phải cân nhắc.
Hơn nữa,  kinh tế của nhiều người dân hiện nay khó khăn. Có gia đình chắt bóp, làm nụng bao nhiêu năm mới mua được cái xe, tịch thu phương tiện vi phạm hành chính là đánh vào tài sản kinh tế của gia đình đó. Hơn nữa, phương tiện bị tịch thu nếu là xe đi mượn, xe cơ quan, từ việc tịch thu sẽ xảy ra nhiều vấn đề pháp lý như tranh chấp, gây ra nhiều việc phải giải quyết sau này. Việc đề xuất này không đúng, nên chăng nâng cao mức xử phạt hành chính sẽ hợp lý hơn”, Luật sư Trần Đình Triển nhìn nhận.
Chủ sở hữu và người điều khiển phương tiện khác nhau, xử lý tịch thu xe là trái luật
Về vấn đề trên, Luật gia Phạm Ngọc Hải, Chánh Văn Phòng Hội Luật Gia TP Hải Phòng nhận định, chủ sở hữu phương tiện và người điều khiển phương tiện khác nhau, nếu xử lý tịch thu xe do lỗi người điều khiển phương tiện nhưng lại vi phạm các quy định pháp luật về quyền sở hữu của người dân.
“Hiện nay có thể nhìn nhận vấn đề tai nạn giao thông đang nhức nhối, số người chết vì tai nạn giao thông cao ở mức báo động. Năm 2014, có đến 9000 người tử vong vì tai nạn giao thông. Việc điều chỉnh để giảm số vụ tai nạn giao thông là cần thiết. Tuy nhiên, không phải điều chỉnh bằng mọi giá, bằng mọi cách trái luật.
Theo quy định của Hiến pháp, những tài sản được đăng ký tài sản quyền sở hữu mà nhà nước công nhận như xe ô tô. Người điều khiển phương tiện và người chủ phương tiện là hai vấn đề khác nhau. Cái xe được phép đăng ký chủ sở hữu thì là của chủ sở hữu, còn người lái xe phải đủ điều kiện theo quy định của pháp luât.
 Trong xã hội xảy ra các quan hệ mà luật cho phép như quan hệ cho mượn, cho thuê…Người điều khiển phương tiện ngồi trên xe phải có trách nhiệm theo quy định pháp luật để điều khiển phương tiện theo đúng quy định của luật giao thông. Hành vi vi phạm thì người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm chứ không phải là xe đó phải chịu trách nhiệm”, Luật gia Phạm Ngọc Hải cho biết.
“Theo luật xử lý vi phạm hành chỉ thì chỉ người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm, nếu tịch thu phương tiện, người chủ sở hữu không vi phạm pháp luật sao có thể tịch thu tài sản của họ. Theo luật hiện đang quy định thì họ là chủ sở hữu. UBATGT ra đề xuất ấy nhưng không suy nghĩ đến hậu quả pháp lý giàng buộc, pháp luật quy định quyền sở hữu như thế nào?
 BLDS cũng quy định quyền sở hữu tài sản gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt, người điều khiển phương tiện được chủ sở hữu giao. Theo pháp lệnh xử lý vi phạm xử lý vi phạm hành chính không thể xử lý người điều khiển phương tiện cùng với phương tiện. Bởi người điều khiển vi phạm quy định đường bộ thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm. Nếu tịch thu phương tiện là trái luật và sẽ để lại nhiều hâu quả pháp lý giữa chủ sở hữu và người điều khiển phương tiện”, Luật gia Phạm Ngọc Hải nhìn nhận.
Bộ Tư Pháp có một cơ quan chuyên rà soát các văn bản pháp luật phải có ý kiến yêu cầu Chính phủ về vấn đề này để quy định đưa ra không trái Hiếp pháp cũng như các quy định của pháp luật”, Luật gia Phạm Ngọc Hải đánh giá.

Hơn 300 người thương vong vì TNGT kỳ nghỉ Tết dương lịch

(Kiến Thức) - Hơn 300 trăm người nhập viện cấp cứu vì TNGT, trong đó có 13 ca tử vong và 207 ca chấn thương sọ não trong 4 ngày nghỉ Tết dương lịch 2015.

Chiều 4/1/2015, bác sĩ Phạm Văn Khiêm – Phó khoa cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cho biết, trong 4 ngày nghỉ Tết dương lịch 2015, Bệnh viện đã tiếp nhận 304 ca nhập viện cấp cứu do tai nạn giao thông (TNGT), trong đó có 13 ca tử vong, 207 ca chấn thương sọ não.

Hon 300 nguoi thuong vong vi TNGT ky nghi Tet duong lich
13 người chết, 207 người bị chấn thương sọ não vì TNGT trong 4 ngày nghỉ Tết dương lịch 2015.

Tịch thu xe vi phạm giao thông liệu có khả thi?

Không có xung đột với hệ thống pháp luật nếu tịch thu phương tiện vi phạm, chỉ có điều trên thực tế lại rất khó triển khai.

Phát sinh nhiều tình huống phức tạp

Chiều 5/3, ông Lê Hồng Sơn khẳng định, đồng ý chuyện vi phạm giao thông là vi phạm hành chính, có thể bị xử phạt, thậm chí phạt nặng, nhưng không có nghĩa đề xuất nội dung gì cũng có thể triển khai được. “Đây là câu chuyện đụng đến quyền sở hữu, chứ không thể đơn giản được. Việc họ trình lên Chính phủ thì cứ trình, song cơ quan có thẩm quyền chắc chắn sẽ cân nhắc, xem xét có đúng, phù hợp với pháp luật hiện hành cùng các yếu tố khác hay không” – ông Sơn nói.

Bổ sung ý kiến trên, luật sư Nguyễn Đức Toàn (Cty Luật Vimax Asia, Hà Nội) cho rằng, việc cơ quan chức năng ra quyết định tịch thu xe, ngay lập tức sẽ phát sinh đến các hệ thống pháp luật liên quan đến quan hệ sở hữu.

Tich thu xe vi pham giao thong lieu co kha thi?
CSGT kiểm tra nồng độ cồn của lái xe. Ảnh: Hồng Vĩnh. 

Ở góc độ tài sản, ô tô được xem là khối tài sản lớn, nên việc tịch thu chắc chắn sẽ có những tác động không nhỏ đến chủ sở hữu. Tất nhiên, vi phạm là bị xử lý, nhưng cũng cần xem xét đến tính tương xứng. Ở góc độ sở hữu, có hàng trăm các tình huống có thể xảy ra, gây tranh chấp hoặc phức tạp đối với quyết định tịch thu xe khi người điều khiển vượt quá nồng độ cồn cho phép.

“Tôi chỉ cần lấy ví dụ nhỏ thôi. Người bố có chiếc ô tô, nhưng người con mượn đi chơi. Người con đi ăn nhậu cùng bạn bè quá chén, rồi bị lực lượng chức năng tịch thu ô tô do vi phạm về nồng độ cồn. Vậy, liệu có xử lý được không? Tịch thu có thỏa đáng không?” - luật sư Toàn đặt câu hỏi.

Cùng quan điểm, luật sư Đào Liên (Cty Luật Tiền Phong, Hà Nội) khẳng định, sẽ nảy sinh nhiều tranh chấp, thậm chí là đơn thư khiếu kiện, khi cơ quan chức năng tịch thu xe. “Chỉ cần đặt giả thiết chiếc xe đó là tài sản chung của vợ chồng, khi một trong hai người đó vi phạm, nếu tịch thu, sẽ liên quan đến yếu tố đồng sở hữu. Như vậy, chắc chắn nảy sinh tranh chấp trong quá trình giải quyết vụ việc” - luật sư Liên giả thiết.

Luật đã có nhưng khó thực thi

Không đồng tình với nhóm ý kiến trên, luật sư Vi Văn A (Văn phòng luật sư số 7, Hà Nội) khẳng định, đối chiếu với hệ thống pháp luật hiện hành, nội dung đề xuất của Ủy ban ATGT Quốc gia, không phải không có cơ sở.

Theo luật sư Vi Văn A, nếu xét về nguyên tắc xử phạt, Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính (năm 2012) đã nêu các hình thức xử phạt, có tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Hoặc, Điều 26 của Luật này cũng nêu: “Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức”. Cũng theo luật sư A, việc bán đấu giá các phương tiện vi phạm cũng đã được quy định rất cụ thể tại Điều 82 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Với những dẫn chứng nói trên, nhiều chuyên gia pháp lý đồng tình với quan điểm của luật sư A cho rằng, không có xung đột với hệ thống pháp luật nếu tịch thu phương tiện vi phạm, chỉ có điều trên thực tế lại rất khó triển khai.

“Việc xây dựng luật hay các chế định dưới luật cũng cần xem xét đến yếu tố thực tế, đạo đức và dư luận. Bởi đối với rất nhiều gia đình, chiếc xe máy hoặc ô tô là tài sản quá lớn với họ. Nếu chỉ vì những vi phạm giao thông mà tịch thu, cuộc sống của họ sẽ ra sao?” - luật sư Phạm Thanh Sơn (Văn phòng luật sư Nam Hà Nội) nêu vấn đề.

Theo luật sư Sơn, giải pháp tịch thu phương tiện được coi là “biện pháp mạnh” của nhà quản lý, mục đích để cho người vi phạm nhớ, sợ, từ đó sẽ giảm được các vụ TNGT. Ông Sơn cho rằng còn có những giải pháp khác, cũng có thể được xem đến và có hiệu quả tương tự, như tăng thời hạn giữ giấy phép lái xe, hoặc phạt thật nặng các trường hợp vi phạm…

Trả lời câu hỏi, liệu đề xuất của Ủy ban ATGT Quốc gia có đảm bảo tính nhân văn khi tịch thu xe của người vi phạm, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng: Uống rượu bia đến mức không kiểm soát hành vi, gây nguy hiểm đến tính mạng bản thân người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông. Việc tăng nặng hình thức xử lý như tịch thu phương tiện mới là nhân văn. “Khi đề nghị Chính phủ, chúng tôi coi chiếc ô tô, xe máy đó là phương tiện vi phạm; không xem đó là tài sản có giá trị cao hay thấp. Ở Nhật Bản, với hành vi tương tự, người điều khiển, chủ xe, thậm chí người ngồi cùng xe đều bị phạt tù. Hình thức tịch thu phương tiện vẫn chưa phải là nặng so với các nước” – ông Hùng nói. 

Tin mới