Tiệc tùng cùng con cháu, vợ chồng già nhận kết đắng không ngờ

(Kiến Thức) - Cuối năm, ông bà Li quyết định làm cơm mừng các thành viên quây quần đông đủ. Khó có thể ngờ được, cũng từ tiệc tùng cùng con cháu, cả hai đang chật vật chiến đấu với di chứng nhồi máu não.

Bà Li năm nay 75 tuổi trong khi ông Wu 76. Ở tuổi thất thập, ông bà yên vui hưởng tuổi già bên nhau. Thỉnh thoảng, cuối tuần con cháu sẽ ghé về thăm bố mẹ.
Cuối tuần trước, nhân dịp cuối năm, các thành viên trong nhà đều gác công việc để thăm ông bà. Hiếm có dịp quây quần đông đủ, bà Li quyết định làm một bàn lớn đầy ắp đồ ăn. Tất cả được dịp ăn uống no nê mà món ngon vẫn thừa quá nửa. Thay vì vứt bỏ phí phạm, ông Wu quyết định trút vào hộp, đậy nắp cẩn thận rồi cho vào tủ lạnh ăn dần.
Tiec tung cung con chau, vo chong gia nhan ket dang khong ngo
Bảo quản thức ăn để qua đêm không đúng cách, ông bà Li suýt chết vì đột quỵ. 
Hôm sau, bà Li dậy sớm lấy hai đĩa thức ăn thừa hâm nóng cho bữa sáng. Không ngờ, sau khi ăn cả hai nôn thốc tháo, thay nhau chạy vào nhà vệ sinh. Nghĩ không có gì nghiêm trọng, ông bà tự chăm sóc nhau mà không hề thông báo cho các con ở xa.
Tối hôm ấy, mệt sẵn trong người nên ông bà ngủ sớm. Nửa đêm, ông Wu tỉnh giấc và phát hiện mình không thể đứng dậy khỏi giường. Ông cũng cảm thấy nửa thân phải gần như không còn điều khiển được nữa. Nhìn sang bên cạnh, ông hoảng hốt thấy bà Li rơi vào trạng thái mê man, không thể nhận ra ai.
Giữa lằn ranh sinh tồn, ông Wu gắng hết sức với điện thoại gọi người thân. Thật may, các con ông về kịp, nhanh chóng đưa hai cụ vào viện cấp cứu. Tại đây, bác sĩ thông báo hai người bị nhồi máu não cấp.
Hóa ra cách đây ba năm, bà Li từng bị đột quỵ, liệt chi trái. Nhờ tích cực tập luyện nên bà gần như bình phục. Trong khi đó, ông Wu cũng từng bị đột quỵ, chân phải của ông không được khỏe.

Mời độc giả xem video: Khỏe thật đơn giản: Ăn chay và sức khỏe. Nguồn: VTV2.

Bản thân hai người đều có tiền sử đột quỵ, mạch máu vốn đã hẹp. Chỉ vì tiếc số thức ăn thừa đem ra dùng lại, hai người bị tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước nhiều. Chính việc mất nước khiến độ nhớt trong máu tăng, máu lưu thông chậm, hình thành huyết khối gây đột quỵ.
Khi được bác sĩ giải thích căn nguyên tình trạng bệnh, bà Li cảm thấy không phục. Bà cho rằng trước đây thi thoảng vẫn ăn thực phẩm để qua đêm nhưng không hề hấn gì. Nói về vấn đề này, bác sĩ cho rằng, thức ăn nấu chín không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ phòng. Nếu để tủ lạnh, không nên để quá 3 ngày, đặc biệt tuyệt đối không được hâm đi hâm lại nhiều lần.
Sai lầm của ông Wu khi bảo quản thức ăn trong tủ lạnh là ông trút toàn bộ đồ thừa vào cùng một hộp, điều này khiến thức ăn nhiễm khuẩn chéo. Để đảm bảo, cần đựng thực phẩm bằng từng hộp hoặc túi giữ tươi riêng biệt.
Từ trường hợp trên, chuyên gia sức khỏe cũng nhấn mạnh nên đặt thực phẩm thừa ở trong cùng mỗi tầng tủ lạnh. Việc bảo quản ở cửa tủ hay các vị trí gần cửa tủ khiến quá trình bảo quản không được an toàn.
Khi hâm lại, thực phẩm cần được đun kỹ với mức nhiệt 100 độ C, ít nhất trong vòng 3 phút. Tuyệt đối không đun lại nhiều lần một món ăn.

Nắng nóng 41 độ, cảnh báo 7 dấu hiệu sớm của đột quỵ, giúp bạn thoát chết trong gang tấc

Trong vòng vài phút sau đột quỵ, các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Vì vậy chúng ta đều phải nhận thức được dấu hiệu đột quỵ là gì và phản ứng với chúng như thế nào.

Đột quỵ là gì?

Người bị đột quỵ cấm làm những điều này kẻo hối không kịp

Khi có người thân bị đột quỵ, việc cần làm ngay là đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Tuyệt đối tránh 'cứu' người bệnh bằng những cách sau kẻo có thể khiến họ càng nhanh... mất mạng.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết. Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Nguoi bi dot quy cam lam nhung dieu nay keo hoi khong kip
Ảnh minh họa: Internet 

Tin mới