Tiêm kích J-20 mới của Trung Quốc “lột xác”

(Kiến Thức) - Mẫu thử số hiệu 2011 J-20 của Trung Quốc dường như sử dụng loại động cơ mới tạo nên nhiều sự thay đổi.

Tiêm kích J-20 mới của Trung Quốc “lột xác”
Theo các hình ảnh được đăng tải trên các trang mạng quân sự Trung Quốc và được tờ Hoàn Cầu dẫn lại, mẫu thử mới máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 J-20 có thể đã được thay mới hoàn toàn động cơ – khác với mẫu thử năm 2011.
Mẫu thử J-20 2001 được sơn với màu sơn ngày càng giống với F-22 Mỹ.
 Mẫu thử J-20 2001 được sơn với màu sơn ngày càng giống với F-22 Mỹ.
Những bức ảnh cho thấy cách động cơ của chiếc J-20 mới – mang số hiệu 2011 được thử nghiệm. Theo đó, luồng phản lực của loại động cơ mới ngắn hơn so với loại động cơ cũ. Loại động cơ mới cũng giúp cho ngoại hình của chiếc máy bay thêm giống máy bay tàng hình. Động cơ mới của J-20 cũng đi kèm với ít nhất 10 điểm thay đổi trên thân loại máy bay này.
Điểm quan trọng nhất trên J-20 2011 là dùng màn hình HUD mới - tương tự như công nghệ được sử dụng trên mẫu máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Đây được coi là một trong những công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới.
Khác với các mẫu thử máy bay 2001 và 2002 – vốn được sơn màu đen, mẫu thử 2011 được sơn màu xám bạc – loại màu được sử dụng trên nhiều máy bay chiến đấu tàng hình bao gồm cả F-22 của Mỹ.
J-20 2001 được cho là dùng loại động cơ mới khác với các mẫu thử trước đây.
 J-20 2001 được cho là dùng loại động cơ mới khác với các mẫu thử trước đây.
Một số chuyên gia quốc phòng của phương Tây dự đoán, Trung Quốc sẽ sản xuất J-20 với động cơ tuốc bin phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-31FN. Ban đầu, J-20 được dự định sử dụng động cơ WS-15 nhưng kế hoạch này đã bị hoãn lại do thiếu các công nghệ cần thiết đối với viêc thiết kế một động cơ máy bay hiện đại.
Nhóm J-20 đầu tiên sẽ được kiểm tra và bay thử tại trung tâm thử nghiệm vũ khí ở tỉnh Hebei của Trung Quốc. Những chiếc máy bay chiến đấu này sẽ đi vào phục vụ Không quân Trung Quốc vào năm 2017.

J-20 mang được nhiều vũ khí hơn F-22, F-35?

J-20 mang được nhiều vũ khí hơn F-22, F-35?
Theo các bức ảnh được công bố trên các trang mạng Trung Quốc, mẫu thử thứ 2 tiêm kích J-20 khi bay đã mở tung cửa khoang vũ khí, lộ ra bên trong 2 đạn tên lửa tầm treo sẵn. Theo giới phân tích, 2 khoang trong thân có thể mang tổng cộng 4 đạn tên lửa đối không ngoài tầm nhìn.

Hé lộ về tính năng “bú sữa” trên không của J-20

(Kiến Thức) - Hệ thống “bú sữa” – tiếp nhiên liệu trên không của J-20 có nhiều điểm khác biệt so với tiêm kích tàng hình F-22, F-35 của Mỹ.

Hé lộ về tính năng “bú sữa” trên không của J-20
Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
 Thời báo Hoàn Cầu gần đây đã đăng tải một số hình ảnh về hệ thống tiếp nhiên liệu trên không của tiêm kích tàng hình J-20. Theo phân tích, bộ phận tiếp nhận nhiên liệu được bố trí ở bên phải mũi tiêm kích J-20 sử dụng kiểu ống mềm thay vì ống cứng như trên F-35 và F-22.
Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.
 Hiện tại, thiết bị tiếp nhận nhiên liệu trên không có 2 loại gồm: ống tiếp nhiên liệu cứng và ống tiếp nhiên liệu mềm. Nói chung, tính năng của ống tiếp nhiên liệu cứng kém hơn ống tiếp nhiên liệu mềm, do việc kết nối giữa hai máy bay rất mất thời gian, đặt ra vấn đề khó khăn với các phi hành viên, hơn nữa trong quá trình tiếp nhiên liệu đó, phi công cần phải kiểm soát độ cân bằng giữa hai máy bay. Chính vì vậy, J-20 đã được lựa chọn cách tiếp nhiên liệu bằng ống mềm. Lý do một phần vì công nghệ tiếp nhiên liệu bằng ống cứng của Trung Quốc chưa phát triển và để phù hợp với yêu cầu tác chiến của hải quân.

Trung Quốc nhờ Nga phát triển động cơ cho J-20?

(Kiến Thức) - Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc dường như đã bất lực trước việc phát triển động cơ phản lực cho tiêm kích J-20 và nay lại phải nhờ tới Nga.

Trung Quốc nhờ Nga phát triển động cơ cho J-20?

Tin mới