Tiêm kích MiG-21 LanceR thao diễn tuyệt đẹp trên không

(Kiến Thức) - MiG-21 LanceR là tên gọi biến thể MiG-21 được nâng cấp theo chương trình hợp tác giữa hãng Aerostar SA (Romania) phối hợp với Elbit System của Israel.

Từng là quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu nên không có gì lạ khi Không quân Romania sở hữu số lượng lớn tiêm kích MiG-21. Do ngân sách chưa đủ sức để mua sắm các trang bị của NATO nên hiện nay Romania vẫn chủ yếu sử dụng các hệ vũ khí Liên Xô trong đó có MiG-21.
Dù vậy, với tiềm lực sẵn có, Romania đã hợp tác với Israel nâng cấp một số lượng lớn MiG-21 lên chuẩn mới để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại.
Chương trình nâng cấp MiG-21 LanceR thực hiện thành 3 biến thể chính gồm: MiG-21 LanceR A; MiG-21 LanceR B và MiG-21 LanceR C.
Trong đó, LanceR A là biến thể được hiện đại hóa tăng cường khả năng tấn công mặt đất với vũ khí có điều khiển. Còn LanceR B là gói nâng cấp dành cho máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi MiG-21UM với một số sự sửa đổi hệ thống điện tử, buồng lái đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công vận hành MiG-21 sau nâng cấp.
MiG-21 LanceR C phóng tên lửa không đối không hiện đại R-73E.
 MiG-21 LanceR C phóng tên lửa không đối không hiện đại R-73E.
LanceR C là gói nâng cấp mạnh đem lại khả năng mới trong chiến đấu chiếm ưu thế trên không cho thế hệ MiG-21M/MF.
Theo đó, MiG-21 LanceR C trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực hiện đại EL/M-2032 (Israel chế tạo) có tầm trinh sát xa tới 150km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu cùng lúc và dẫn hướng tên lửa diệt một mục tiêu trong số đó. Ngoài ra, nó còn được trang bị hệ thống dối phó điện tử, hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt như máy bay hiện đại.
Về hỏa lực của MiG-21 LanceR C, tải trọng vũ khí là không thể thay đổi mà chỉ cho phép mang thêm tên lửa đối không tiên tiến hơn như tên lửa R-73E hoặc Python 3 do Israel chế tạo.

“Trẻ hóa” sức mạnh tiêm kích MiG-21 Việt Nam (1)

Tiêm kích đánh chặn MiG-21 là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống phòng không bảo vệ vùng trời Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay MiG-21 đã rất lỗi thời, lạc hậu về nhiều mặt (radar tầm trinh sát rất ngắn, vũ khí lạc hậu…). Vì vậy, đòi hỏi cần phải có sự thay thế, nhưng trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp thì việc nâng cấp, hiện đại hóa sức mạnh MiG-21 là ý tưởng phù hợp hơn cả. Việc nâng cấp vừa kéo dài thời gian phục vụ MiG-21 vừa giúp máy bay này thích nghi với chiến tranh hiện đại.
Tiêm kích đánh chặn MiG-21 là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống phòng không bảo vệ vùng trời Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay MiG-21 đã rất lỗi thời, lạc hậu về nhiều mặt (radar tầm trinh sát rất ngắn, vũ khí lạc hậu…). Vì vậy, đòi hỏi cần phải có sự thay thế, nhưng trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp thì việc nâng cấp, hiện đại hóa sức mạnh MiG-21 là ý tưởng phù hợp hơn cả. Việc nâng cấp vừa kéo dài thời gian phục vụ MiG-21 vừa giúp máy bay này thích nghi với chiến tranh hiện đại.

Một trong những chương trình nâng cấp đáng lưu ý là MiG-21 Lancer của hãng Aerostar SA (Romania) phối hợp với hãng Elbit System của Israel. Trong ảnh là biến thể nâng cấp MiG-21 Lancer A của Không quân Romania.
Một trong những chương trình nâng cấp đáng lưu ý là MiG-21 Lancer của hãng Aerostar SA (Romania) phối hợp với hãng Elbit System của Israel. Trong ảnh là biến thể nâng cấp MiG-21 Lancer A của Không quân Romania.

Không quân Romania đã thực hiện nâng cấp khoảng 100 chiếc MiG-21M/MF/UM lên gói MiG-21 Lancer thành công. Việt Nam ít nhiều có mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Romania và Israel nên việc nâng cấp lên gói Lancer là điều trong tầm tay, hoàn toàn không có bất kỳ sự ràng buộc nào.
Không quân Romania đã thực hiện nâng cấp khoảng 100 chiếc MiG-21M/MF/UM lên gói MiG-21 Lancer thành công. Việt Nam ít nhiều có mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Romania và Israel nên việc nâng cấp lên gói Lancer là điều trong tầm tay, hoàn toàn không có bất kỳ sự ràng buộc nào.

Chương trình nâng cấp MiG-21 Lancer thực hiện thành 3 biến thể chính gồm: MiG-21 Lancer A; MiG-21 Lancer B và MiG-21 Lancer C. Trong ảnh là biến thể tiêm kích MiG-21 Lancer A.
Chương trình nâng cấp MiG-21 Lancer thực hiện thành 3 biến thể chính gồm: MiG-21 Lancer A; MiG-21 Lancer B và MiG-21 Lancer C. Trong ảnh là biến thể tiêm kích MiG-21 Lancer A.

Những chiếc MiG-21 Lancer A được hiện đại hóa tăng cường khả năng tấn công mặt đất với vũ khí có điều khiển.
Những chiếc MiG-21 Lancer A được hiện đại hóa tăng cường khả năng tấn công mặt đất với vũ khí có điều khiển.

Máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-21UM nâng cấp lên biến thể Lancer B với một số sự sửa đổi hệ thống điện tử, buồng lái đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công vận hành MiG-21 sau nâng cấp.
Máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-21UM nâng cấp lên biến thể Lancer B với một số sự sửa đổi hệ thống điện tử, buồng lái đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công vận hành MiG-21 sau nâng cấp.

Máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-21 Lancer B.
Máy bay huấn luyện chiến đấu 2 chỗ ngồi MiG-21 Lancer B.

Một số chiếc MiG-21M/MF nâng cấp lên biến thể chiến đấu chiếm ưu thế trên không MiG-21 Lancer C trang bị radar mới, mang được nhiều loại tên lửa đối không hiện đại hơn loại K-13 hay R-60.
Một số chiếc MiG-21M/MF nâng cấp lên biến thể chiến đấu chiếm ưu thế trên không MiG-21 Lancer C trang bị radar mới, mang được nhiều loại tên lửa đối không hiện đại hơn loại K-13 hay R-60.

Theo đó, MiG-21 Lancer C trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực hiện đại EL/M-2032 có tầm trinh sát xa tới 150km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu cùng lúc và dẫn hướng tên lửa diệt một mục tiêu trong số đó.
Theo đó, MiG-21 Lancer C trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực hiện đại EL/M-2032 có tầm trinh sát xa tới 150km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu cùng lúc và dẫn hướng tên lửa diệt một mục tiêu trong số đó.

Ngoài ra, MiG-21 Lancer C trang bị hệ thống đối phó điện tử mà điển hình là khả năng phóng mồi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa đối không tầm nhiệt của đối phương. Trong ảnh là chiếc Lancer C phóng mồi bẫy nhiệt.
Ngoài ra, MiG-21 Lancer C trang bị hệ thống đối phó điện tử mà điển hình là khả năng phóng mồi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa đối không tầm nhiệt của đối phương. Trong ảnh là chiếc Lancer C phóng mồi bẫy nhiệt.

Buồng lái MiG-21 Lancer C hiện đại hóa với 2 màn hình tinh thể lỏng đa năng và màn hình HUD. Thậm chí, mũ bay của phi công còn tích hợp thêm thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ bay.
Buồng lái MiG-21 Lancer C hiện đại hóa với 2 màn hình tinh thể lỏng đa năng và màn hình HUD. Thậm chí, mũ bay của phi công còn tích hợp thêm thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ bay.

Về hỏa lực của MiG-21 Lancer C, tải trọng vũ khí là không thể thay đổi mà chỉ cho phép mang thêm tên lửa đối không tiên tiến hơn. Máy bay vẫn gồm 5 giá treo (4 trên cánh và 1 dưới thân) cho phép mang tối đa 4 đạn tên lửa (tùy vào loại đạn). Máy bay vẫn sử dụng một khẩu pháo cao tốc 23mm gắn trong thân.
Về hỏa lực của MiG-21 Lancer C, tải trọng vũ khí là không thể thay đổi mà chỉ cho phép mang thêm tên lửa đối không tiên tiến hơn. Máy bay vẫn gồm 5 giá treo (4 trên cánh và 1 dưới thân) cho phép mang tối đa 4 đạn tên lửa (tùy vào loại đạn). Máy bay vẫn sử dụng một khẩu pháo cao tốc 23mm gắn trong thân.

MiG-21 Lancer C có khả năng mang tên lửa không đối không tầm nhiệt hiện đại R-73 (tầm bắn 20km) hoặc tên lửa Python 3 do Israel chế tạo, tầm bắn 20km. Trong ảnh là chiếc Lancer C đang phóng tên lửa đối không R-73.
MiG-21 Lancer C có khả năng mang tên lửa không đối không tầm nhiệt hiện đại R-73 (tầm bắn 20km) hoặc tên lửa Python 3 do Israel chế tạo, tầm bắn 20km. Trong ảnh là chiếc Lancer C đang phóng tên lửa đối không R-73.

Nga nói gì về cuộc đấu MiG-21 và F-4 ở Việt Nam(2)

(Kiến Thức) - Cuộc chiến ở năm 1972 trong chiến tranh Việt Nam diễn ra hết sức khốc liệt trên nhiều mặt trận, gồm cả cuộc đối đầu trên không giữa MiG-21 và F-4.

Tin mới