Tiêm kích MiG-25: “Quả lừa” vĩ đại của Liên Xô

Tiêm kích MiG-25: “Quả lừa” vĩ đại của Liên Xô

(Kiến Thức) - Tốc độ bay Mach 3 nhanh hơn bất kỳ loại máy bay nào trên thế giới đã khiến cho người Mỹ và phương Tây hãi hùng trước tiêm kích MiG-25 của Liên Xô. 

Xem toàn bộ ảnh
MiG-25 là tiêm kích đánh chặn tốc độ cao do OKB MiG phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức triển khai năm 1970. Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, MiG-25 lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng.
MiG-25 là tiêm kích đánh chặn tốc độ cao do OKB MiG phát triển từ đầu những năm 1960, chính thức triển khai năm 1970. Với tốc độ tối đa là Mach 3.2, một rada cực mạnh và 4 tên lửa không đối không, MiG-25 lúc mới xuất hiện đã khiến nhiều nhà phân tích và chuyên gia quân sự Phương Tây phải hốt hoảng.
Một trong những sự kiện được nhắc tới nhiều khi nói tới dòng máy bay đặc biệt này là vào ngày 13/10/1973, Không quân Liên Xô với những chiếc  tiêm kích MiG-25 mới nhất khi đó đã khiến cho Israel phải từ bỏ kế hoạch tấn công hạt nhân Ai Cập. Thời điểm đó, thiếu tá Alexander Danilovich Vertievets đã điều khiển một chiếc MiG-25 bay thẳng vào không phận Tel Aviv (Israel) và lượn lờ nhiều vòng. Mọi nỗ lực đánh chặn bằng tên lửa bằng tiêm kích Mirage, F-4 Phantom II của Israel đều vô vọng.
Một trong những sự kiện được nhắc tới nhiều khi nói tới dòng máy bay đặc biệt này là vào ngày 13/10/1973, Không quân Liên Xô với những chiếc tiêm kích MiG-25 mới nhất khi đó đã khiến cho Israel phải từ bỏ kế hoạch tấn công hạt nhân Ai Cập. Thời điểm đó, thiếu tá Alexander Danilovich Vertievets đã điều khiển một chiếc MiG-25 bay thẳng vào không phận Tel Aviv (Israel) và lượn lờ nhiều vòng. Mọi nỗ lực đánh chặn bằng tên lửa bằng tiêm kích Mirage, F-4 Phantom II của Israel đều vô vọng.
Trong suốt một thời gian dài, Mỹ và NATO vô cùng hoảng hốt, đau đầu tìm trăm phương nghìn kế để vô hiệu hóa sức mạnh của MiG-25, gồm cả việc phát triển dòng máy bay để đuổi kịp tốc độ của MiG-25. Thế nhưng mọi nỗ lực đều vô vọng, họ không thể tạo ra bất kỳ thứ gì sánh được với MiG-25.
Trong suốt một thời gian dài, Mỹ và NATO vô cùng hoảng hốt, đau đầu tìm trăm phương nghìn kế để vô hiệu hóa sức mạnh của MiG-25, gồm cả việc phát triển dòng máy bay để đuổi kịp tốc độ của MiG-25. Thế nhưng mọi nỗ lực đều vô vọng, họ không thể tạo ra bất kỳ thứ gì sánh được với MiG-25.
Tuy nhiên, ở thời điểm tuyệt vọng nhất thì vận may lại mỉm cười với Mỹ-NATO. Ngày 6/9/1976, một phi công Liên Xô là Viktor Belenko đã lái một chiếc tiêm kích MiG-25P đào ngũ tới sân bay Hakodate ở Nhật Bản. Đó thực sự là món quà trời cho với Mỹ và đồng minh.
Tuy nhiên, ở thời điểm tuyệt vọng nhất thì vận may lại mỉm cười với Mỹ-NATO. Ngày 6/9/1976, một phi công Liên Xô là Viktor Belenko đã lái một chiếc tiêm kích MiG-25P đào ngũ tới sân bay Hakodate ở Nhật Bản. Đó thực sự là món quà trời cho với Mỹ và đồng minh.
Tất nhiên là Liên Xô ngay sau đó đã đòi Mỹ phải trao trả lại chiếc tiêm kích tuyệt mật của họ, nhưng đời nào người Mỹ lại bỏ qua chiếc máy bay quý giá khiến họ đau đầu suốt 5-6 năm qua như vậy.
Tất nhiên là Liên Xô ngay sau đó đã đòi Mỹ phải trao trả lại chiếc tiêm kích tuyệt mật của họ, nhưng đời nào người Mỹ lại bỏ qua chiếc máy bay quý giá khiến họ đau đầu suốt 5-6 năm qua như vậy.
Ngay lập tức, một kế hoạch nghiên cứu chi tiết máy bay MiG-25 đã được thực hiện bởi bộ phận kỹ thuật thuộc Không quân Mỹ. Và từ đây họ đã khám phá ra những bí mật gây "sốc". Ảnh: Chiếc MiG-25 của Belenko tại sân bay Hakodate.
Ngay lập tức, một kế hoạch nghiên cứu chi tiết máy bay MiG-25 đã được thực hiện bởi bộ phận kỹ thuật thuộc Không quân Mỹ. Và từ đây họ đã khám phá ra những bí mật gây "sốc". Ảnh: Chiếc MiG-25 của Belenko tại sân bay Hakodate.
Theo đó, chiếc MiG-25 hóa ra được lắp ráp rất nhanh, việc hàn được làm bằng tay và chế tạo một cách khá thô. Máy bay được chế tạo từ hợp kim thép niken và không phải là titan như người ta vẫn nhầm lúc đầu (tuy nhiên titan đã được sử dụng trong những bề mặt chịu nhiệt cao). Cấu trúc thép thiết kế đã góp phần tạo ra trọng lượng không có vũ khí lên tới 9 tấn.
Theo đó, chiếc MiG-25 hóa ra được lắp ráp rất nhanh, việc hàn được làm bằng tay và chế tạo một cách khá thô. Máy bay được chế tạo từ hợp kim thép niken và không phải là titan như người ta vẫn nhầm lúc đầu (tuy nhiên titan đã được sử dụng trong những bề mặt chịu nhiệt cao). Cấu trúc thép thiết kế đã góp phần tạo ra trọng lượng không có vũ khí lên tới 9 tấn.
Phần lớn thiết bị điện tử trên máy bay được chế tạo dựa trên công nghệ đèn chân không, chiếc MiG-25 đã không sử dụng thiết bị điện tử bán dẫn. Có vẻ khá lỗi thời, nhưng cách sử dụng đèn chân không rất khéo léo bởi vì những ống chân không ít bị ảnh hưởng bởi xung điện từ (EMP) sinh ra khi có vụ nổ hạt nhân và chịu nhiệt tốt hơn, do đó loại bỏ những nhu cầu về môi trường điều khiển phức tạp bên trong khoang điện tử của máy bay. Ngoài ra, những đèn chân không dễ dàng để thay thế tại những sân bay quân sự xa xôi ở phía Bắc, nơi mà những bóng bán dẫn tinh vi không luôn có sẵn để thay thế.
Phần lớn thiết bị điện tử trên máy bay được chế tạo dựa trên công nghệ đèn chân không, chiếc MiG-25 đã không sử dụng thiết bị điện tử bán dẫn. Có vẻ khá lỗi thời, nhưng cách sử dụng đèn chân không rất khéo léo bởi vì những ống chân không ít bị ảnh hưởng bởi xung điện từ (EMP) sinh ra khi có vụ nổ hạt nhân và chịu nhiệt tốt hơn, do đó loại bỏ những nhu cầu về môi trường điều khiển phức tạp bên trong khoang điện tử của máy bay. Ngoài ra, những đèn chân không dễ dàng để thay thế tại những sân bay quân sự xa xôi ở phía Bắc, nơi mà những bóng bán dẫn tinh vi không luôn có sẵn để thay thế.
Đặc biệt, người Mỹ khám phá ra rằng, tuy tốc độ của MiG-25 được ghi nhận tới Mach 3,2, nhưng phi công được yêu cầu không được vượt quá vận tốc Mach 2.5 để nâng cao tuổi thọ sử dụng của những động cơ. Sự kiện chiếc MiG-25 bay vào dạo chơi ở Tel Aviv năm 1973 với tốc độ Mach 3,2, sau khi trở về đã phải thay luôn động cơ.
Đặc biệt, người Mỹ khám phá ra rằng, tuy tốc độ của MiG-25 được ghi nhận tới Mach 3,2, nhưng phi công được yêu cầu không được vượt quá vận tốc Mach 2.5 để nâng cao tuổi thọ sử dụng của những động cơ. Sự kiện chiếc MiG-25 bay vào dạo chơi ở Tel Aviv năm 1973 với tốc độ Mach 3,2, sau khi trở về đã phải thay luôn động cơ.
Bán kính chiến đấu của tiêm kích MiG-25 là quá ngắn, chỉ khoảng 300km, tầm bay lớn nhất với nhiên liệu lớn nhất nhưng bay tốc độ dưới âm chỉ đạt 1.200km.
Bán kính chiến đấu của tiêm kích MiG-25 là quá ngắn, chỉ khoảng 300km, tầm bay lớn nhất với nhiên liệu lớn nhất nhưng bay tốc độ dưới âm chỉ đạt 1.200km.
Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cảm thấy những gì họ dự đoán trước đó quá cường điệu. Tính năng bẻ góc, quần vòng ở độ cao thấp của MiG-25 không xuất sắc như tình báo Mỹ đã dự đoán, khả năng không chiến tầm gần của nó không hơn loại F-4 Phantom. MiG-25 chỉ thực sự thích hợp với nhiệm vụ không chiến đánh chặn tầm xa: nó sẽ dùng radar mạnh để phát hiện mục tiêu từ xa rồi dùng tên lửa tầm xa bắn hạ máy bay đối thủ (thường là máy bay ném bom), sau đó MiG-25 sẽ rút lui, dùng tốc độ cao để thoát khỏi sự đánh trả của đối phương.
Kết quả kiểm tra làm người Mỹ cảm thấy những gì họ dự đoán trước đó quá cường điệu. Tính năng bẻ góc, quần vòng ở độ cao thấp của MiG-25 không xuất sắc như tình báo Mỹ đã dự đoán, khả năng không chiến tầm gần của nó không hơn loại F-4 Phantom. MiG-25 chỉ thực sự thích hợp với nhiệm vụ không chiến đánh chặn tầm xa: nó sẽ dùng radar mạnh để phát hiện mục tiêu từ xa rồi dùng tên lửa tầm xa bắn hạ máy bay đối thủ (thường là máy bay ném bom), sau đó MiG-25 sẽ rút lui, dùng tốc độ cao để thoát khỏi sự đánh trả của đối phương.
Ngày 12/11, tức là khoảng 2 tháng sau khi sự việc diễn ra, Mỹ – Nhật đã đáp ứng "rất vô tư" các yêu cầu của Liên Xô đòi đưa chiếc máy bay MiG-25 đó về nước. Ngày 15/11, 8 xe tải chở các bộ phận linh kiện của MiG-25 đã được đưa lên tàu chở về Liên Xô.
Ngày 12/11, tức là khoảng 2 tháng sau khi sự việc diễn ra, Mỹ – Nhật đã đáp ứng "rất vô tư" các yêu cầu của Liên Xô đòi đưa chiếc máy bay MiG-25 đó về nước. Ngày 15/11, 8 xe tải chở các bộ phận linh kiện của MiG-25 đã được đưa lên tàu chở về Liên Xô.
Như vậy, có thể nói tiêm kích MiG-25 với tốc độ “khủng bố” thật sự là một “quả lừa vĩ đại” của Liên Xô dành cho giới quân sự Mỹ và phương Tây. Sức mạnh của chúng đã kinh động tới không chỉ Quân đội Mỹ mà toàn bộ chính quyền Mỹ suốt một thời gian dài tới khi xảy ra sự kiện Victor Belenko.
Như vậy, có thể nói tiêm kích MiG-25 với tốc độ “khủng bố” thật sự là một “quả lừa vĩ đại” của Liên Xô dành cho giới quân sự Mỹ và phương Tây. Sức mạnh của chúng đã kinh động tới không chỉ Quân đội Mỹ mà toàn bộ chính quyền Mỹ suốt một thời gian dài tới khi xảy ra sự kiện Victor Belenko.
Ngày nay, MiG-25 chủ yếu phục vụ trong Không quân Nga với một số lượng nhỏ dùng để trinh sát. Tuy nhiên, hậu duệ của MiG-25 là MiG-31 có tốc độ tối đa Mach 2,8 tiếp tục khiến các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ phải lo sợ. So với MiG-25, MiG-31 có thể bay chậm hơn một chút (nhưng là nhanh hơn tất cả các máy bay chiến đấu trên thế giới), tuy nhiên MiG-31 trang bị loại radar mạng pha cực mạnh, cùng các tên lửa không đối không có tầm phóng lên tới 200-300km.
Ngày nay, MiG-25 chủ yếu phục vụ trong Không quân Nga với một số lượng nhỏ dùng để trinh sát. Tuy nhiên, hậu duệ của MiG-25 là MiG-31 có tốc độ tối đa Mach 2,8 tiếp tục khiến các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ phải lo sợ. So với MiG-25, MiG-31 có thể bay chậm hơn một chút (nhưng là nhanh hơn tất cả các máy bay chiến đấu trên thế giới), tuy nhiên MiG-31 trang bị loại radar mạng pha cực mạnh, cùng các tên lửa không đối không có tầm phóng lên tới 200-300km.

GALLERY MỚI NHẤT