Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc vẫn dùng động cơ Nga?

Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc vẫn dùng động cơ Nga?

(Kiến Thức) - Hóa ra mẫu mới nhất của tiêm kích tàng hình J-20 do Trung Quốc phát triển vẫn đang dùng họ động cơ AL-31F của Nga. 

Xem toàn bộ ảnh
Theo một số nguồn tin, mẫu thử mới nhất của dòng  tiêm kích tàng hình J-20 mà Tập đoàn Thành Đô đang phát triển cho Không quân Trung Quốc hóa ra vẫn dùng động cơ do Nga chế tạo thay vì động cơ nội địa Thái Hành WS. Nguồn ảnh: Sina
Theo một số nguồn tin, mẫu thử mới nhất của dòng tiêm kích tàng hình J-20 mà Tập đoàn Thành Đô đang phát triển cho Không quân Trung Quốc hóa ra vẫn dùng động cơ do Nga chế tạo thay vì động cơ nội địa Thái Hành WS. Nguồn ảnh: Sina
Mẫu tiêm kích J-20 mới này được ra khỏi nhà máy với màu xanh xám, logo không quân Trung Quốc được vẽ kiểu viền màu trắng thay cho màu đỏ trước đây. Cách sơn logo mới khá giống với kiểu của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina
Mẫu tiêm kích J-20 mới này được ra khỏi nhà máy với màu xanh xám, logo không quân Trung Quốc được vẽ kiểu viền màu trắng thay cho màu đỏ trước đây. Cách sơn logo mới khá giống với kiểu của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Sina
Theo tờ Defense-Update, màu sơn này có khả năng là áp dụng cho lô sản xuất loạt đầu tiên của tiêm kích tàng hình J-20. Nguồn ảnh: Sina
Theo tờ Defense-Update, màu sơn này có khả năng là áp dụng cho lô sản xuất loạt đầu tiên của tiêm kích tàng hình J-20. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, xem ra J-20 dù là bắt đầu trang bị dần số lượng nhỏ cho Không quân Trung Quốc nhưng nó vẫn mang tính thử nghiệm ban đầu, hoàn toàn chưa sẵn sàng chiến đấu. Một phần lý do khiến việc này xảy ra có lẽ chính là vấn đề động cơ của J-20. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, xem ra J-20 dù là bắt đầu trang bị dần số lượng nhỏ cho Không quân Trung Quốc nhưng nó vẫn mang tính thử nghiệm ban đầu, hoàn toàn chưa sẵn sàng chiến đấu. Một phần lý do khiến việc này xảy ra có lẽ chính là vấn đề động cơ của J-20. Nguồn ảnh: Sina
Giới quan sát cho rằng, mẫu tiêm kích J-20 mới nhất dùng động cơ turbofan AL-31FM2 do Nga sản xuất thay vì loại Thái Hành WS-10A/15 mà Trung Quốc tự phát triển. Nguồn ảnh: Sina
Giới quan sát cho rằng, mẫu tiêm kích J-20 mới nhất dùng động cơ turbofan AL-31FM2 do Nga sản xuất thay vì loại Thái Hành WS-10A/15 mà Trung Quốc tự phát triển. Nguồn ảnh: Sina
Tuy AL-31FM2 là phiên bản mới nhất và là mạnh nhất dòng động cơ cho tiêm kích thế hệ 4 AL-31. Nguồn ảnh: Sina
Tuy AL-31FM2 là phiên bản mới nhất và là mạnh nhất dòng động cơ cho tiêm kích thế hệ 4 AL-31. Nguồn ảnh: Sina
Thế nhưng, chính AL-31FM2 khiến cho tiêm kích J-20 không thể được coi như là máy bay thế hệ 5 khi mà nó còn đang dùng động cơ của tiêm kích thế hệ 4. Nguồn ảnh: Sina
Thế nhưng, chính AL-31FM2 khiến cho tiêm kích J-20 không thể được coi như là máy bay thế hệ 5 khi mà nó còn đang dùng động cơ của tiêm kích thế hệ 4. Nguồn ảnh: Sina
Xem ra để J-20 trở thành tiêm kích thế hệ 5 thực thụ thì Trung Quốc còn rất nhiều điều phải làm. Nguồn ảnh: Sina
Xem ra để J-20 trở thành tiêm kích thế hệ 5 thực thụ thì Trung Quốc còn rất nhiều điều phải làm. Nguồn ảnh: Sina
Dẫu vậy, động cơ AL-31FM2 tạm thời vẫn đảm bảo được khả năng cơ động tốt cho tiêm kích J-20, bởi nó được đánh giá là có thể giúp máy bay bay tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu lần 2. Nguồn ảnh: Sina
Dẫu vậy, động cơ AL-31FM2 tạm thời vẫn đảm bảo được khả năng cơ động tốt cho tiêm kích J-20, bởi nó được đánh giá là có thể giúp máy bay bay tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu lần 2. Nguồn ảnh: Sina
Ngoài động cơ, Trung Quốc còn nhiều vấn đề với công nghệ điện tử radar cũng như công nghệ tàng hình áp dụng cho J-20. Hầu như các thiết kế máy bay chiến đấu tối tân của Trung Quốc hiện nay đều phải sao chép mẫu nước ngoài trên cơ sở nguyên mẫu có sẵn. Trong khi đó, việc phát triển J-20 gần như chắc chắn không có nguyên mẫu nào. Do đó, công nghệ tàng hình mà Thành Đô áp dụng cho J-20 là dấu hỏi lớn? Công nghệ tàng hình không chỉ tồn tại ở kiểu dáng máy bay mà còn nằm ở vật liệu...Nguồn ảnh: Sina
Ngoài động cơ, Trung Quốc còn nhiều vấn đề với công nghệ điện tử radar cũng như công nghệ tàng hình áp dụng cho J-20. Hầu như các thiết kế máy bay chiến đấu tối tân của Trung Quốc hiện nay đều phải sao chép mẫu nước ngoài trên cơ sở nguyên mẫu có sẵn. Trong khi đó, việc phát triển J-20 gần như chắc chắn không có nguyên mẫu nào. Do đó, công nghệ tàng hình mà Thành Đô áp dụng cho J-20 là dấu hỏi lớn? Công nghệ tàng hình không chỉ tồn tại ở kiểu dáng máy bay mà còn nằm ở vật liệu...Nguồn ảnh: Sina

GALLERY MỚI NHẤT