Tiềm lực Viva Land chi 173 triệu USD thâu tóm “đất vàng” Singapore

Dù mới đi vào hoạt động song Viva Land đã ghi dấu trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam với hàng loạt dự án lớn.

Theo tờ Business Times, công ty BĐS Việt Nam Viva Land có trụ sở tại TP HCM vừa mua khách sạn So/Singapore trên đường Robinson với giá 240 triệu đôla Singapore (173 triệu USD) từ công ty BĐS Royal Group.
Viva Land cũng được tin rằng đã chi ra 500 triệu SGD (khoảng 361 triệu USD) để thâu tóm toà nhà Robinson Point Tower cao 21 tầng – nằm kế bên khách sạn SO/ Singapore – từ hai năm trước. Thương vụ này được hoàn tất vào giữa năm ngoái.
Tiem luc Viva Land chi 173 trieu USD thau tom “dat vang” Singapore
  Viva Land chi 173 triệu USD thâu tóm khách sạn SO/ Singapore. Ảnh: Business Times
Theo giới quan sát, việc Viva Land mua thêm khách sạn SO/ Singapore nhằm kết hợp với khu đất của Robinson Point Tower để tái đầu tư tổ bất động sản toạ lạc tại khu Trung tâm thương mại (Central Business District) sầm uất bậc nhất Singapore.
Theo Dân Việt, Viva Land được thành lập ngày 15/5/2019 có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng với tên ban đầu là CTCP Ciricus Power. Đăng ký ngành nghề kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê..
Các cổ đông sáng lập gồm có bà Nguyễn Thị Kim Khánh (30%), bà Nguyễn Thị Ngọc Mai (25%), bà Dương Thị Hạnh (20%)..
Viva Land sở hữu đội ngũ lãnh đạo có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bất động sản và đều là những nhân sự cũ của CapitaLand Việt Nam. Trong đó, Chủ tịch HĐQT Viva Land là ông Chen Lian Pang - cựu Tổng giám đốc CapitaLand Việt Nam. Giám đốc điều hành là ông Eddie Lim, một nhân sự khác có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại CapitaLand.
Viva Land đang triển khai/quản lý các dự án như IFC One, Saigon (Saigon One Tower), thiết kế là toà nhà thương mại gồm văn phòng, căn hộ chung cư và TTTM bán lẻ với tổng diện tích sàn 124.100 m2.
Năm 2020, Viva Land ghi nhận doanh thu 7 tỷ đồng, lỗ sau thuế 7 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2020, tổng tài sản Viva Land đạt 34,7 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 23,8 tỷ đồng.

Video: “Làm thế nào để trở thành một CEO?” Nguồn: VTV24

12 dự án của đại gia Phạm Thị Hường sai phạm gì... bị “sờ gáy“?

(Kiến Thức) - Bộ Tài chính đề nghị rà soát nguồn gốc nhà, đất công tại 12 dự án trong 17 dự án nhà ở tại Bình Dương do các công ty gia đình bà Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư. 

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ cho ý kiến về báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát phản ánh của báo chí, đơn thư về vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng tại tỉnh Bình Dương. 
Đáng chú ý, một trong những vụ việc được đề cập đến là tình hình quản lý, sử dụng đất đai đối với 17 dự án nhà ở do nhóm công ty gia đình “nữ đại gia” Phạm Thị Hường làm chủ đầu tư.

Sân bay Long Thành tác động thế nào đến bất động sản?

Các chuyên gia nhìn nhận dự án sân bay Long Thành sẽ tác động tích cực đến BĐS trong khu vực. Tuy nhiên, hạ tầng kết nối ở đây còn hạn chế, cần phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Tại toạ đàm về bất động sản Long Thành, Đồng Nai, PGS.TS Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, đánh giá dự án sân bay Long Thành có vùng ảnh hưởng rất lớn. Trong bán kính 5 km, có tác động trực tiếp đến bất động sản dân cư; 10 km là các dịch vụ tiện ích cho sân bay, cho cư dân sống và làm việc tại sân bay.

Tin mới