Tiêm mũi 2 vắc xin COVID chậm, xử lý sao?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hầu hết vắc xin phòng COVID-19 đều tiêm 2 liều, khoảng cách giữa 2 liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu tiêm chậm hơn so với quy định của Bộ Y tế, người tiêm cũng không phải tiêm lại từ đầu.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hầu hết vắc xin phòng COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều (khoảng cách giữa 2 liều tùy theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Cụ thể như vắc xin AstraZeneca, mũi 1 cách mũi 2 từ 8-12 tuần; vắc xin Sputnik-V, mũi 1 cách mũi 2 là 3 tuần; vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNtech, mũi 1 cách mũi 2 là 3 tuần; vắc xin Vero Cell mũi 1 cách mũi 2 từ 3- 4 tuần; vắc xin  Moderna, mũi 1 cách mũi 2 khoảng 4 tuần.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người phản ánh rằng họ được tiêm vắc xin COVID-19 mũi 1 từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được tiêm vắc xin mũi 2. Khoảng cách giữa 2 mũi đã quá 3 tháng đối với vắc xin  AstraZeneca.
Tiem mui 2 vac xin COVID cham, xu ly sao?
Không cần tiêm lại từ đầu vắc xin  phòng COVID-19 nếu tiêm mũi 2 chậm. (Ảnh: TL) 
Bên cạnh đó, đối với những trường hợp tiêm vắc xin Moderna, hay Pfizer hiện nay cũng đang lo ngại liệu có kịp tiêm mũi 2 không khi khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của 2 loại vắc xin này rất ngắn, trong khi số lượng vắc xin về Việt Nam lại chưa nhiều.
Nhiều câu hỏi được đặt ra rằng trong trường hợp này thì có phải tiêm lại mũi 1 hay không? Việc tiêm mũi 2 không đúng khoảng cách thời gian khuyến cáo của nhà sản xuất liệu có ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vắc xin  hay không?
Chia sẻ về thời gian và khoảng cách giữa các mũi tiêm, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết: Theo quy định, hầu hết vắc xin phòng COVID-19 đều tiêm 2 liều (khoảng cách giữa 2 liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Trong đó, vắc xin COVID-19 của AstraZeneca thời gian tiêm mũi 1 cách mũi 2 từ 8-12 tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp thời gian tiêm chậm hơn 12 tuần thì người tiêm cũng không phải tiêm lại từ đầu.
Theo nghiên cứu, với vắc xin của AstraZeneca, mũi thứ 2 tiêm sau 12 tuần đôi khi miễn dịch còn tốt hơn là tiêm trước đó. Tuy nhiên, không vì thế mà trong bối cảnh dịch bệnh lại không cho những người đã tiêm mũi 1 được tiêm sớm và tiêm đúng lịch, bởi sẽ không đủ sức đề kháng, đủ miễn dịch để bảo vệ.
Về vấn đề tác dụng của vắc xin COVID-19 có còn hiệu quả khi đã quá thời hạn tiêm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, PGS.TS Dương Thị Hồng cho biết: Kể cả khi mũi 2 của AstraZeneca được tiêm chậm hơn 12 tuần cũng sẽ không ảnh hưởng hiệu lực của vắc xin. Đến nay, chưa có thời gian tối đa của việc chậm tiêm mũi 2 là bao nhiêu.
"Tuy nhiên, trong trường hợp bị tiêm chậm mũi 2, các cá nhân, đơn vị cần khẩn trương làm liên hệ, làm công văn đề nghị tiêm mũi 2 gửi đến các đơn vị đã thực hiện tiêm mũi 1 trước đó để nhanh chóng thực hiện tiêm mũi 2. Đơn vị tiêm chủng cần cố gắng sắp xếp thời gian tiêm sớm nhất cho những trường hợp này"- PGS.TS Dương Thị Hồng khuyến cáo.
PGS.TS Dương Thị Hồng cho hay hiện Bộ Y tế đang yêu cầu các đơn vị khẩn trương tiêm mũi 2 vắc xin COVID-19 cho những người đã tiêm mũi 1 theo đủ thời gian như khuyến cáo của WHO và nhà sản xuất, để đủ sức đề kháng và đủ miễn dịch bảo vệ cơ thể.
Về thông tin cho rằng phải tiêm nhắc lại các mũi vắc xin COVID-19 sau 6 tháng tiêm 2 mũi đầu, PGS.TS Dương Thị Hồng cho rằng đến nay, Tổ chức Y tế thế giới chưa có khuyến cáo chính thức. Nếu có bất kỳ khuyến nghị mới về vắc xin, Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ chia sẻ ngay tới người dân.
Theo Bộ Y tế, trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể kết hợp bằng cách tiêm mũi 2 Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý (khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8-12 tuần).
Những người đã tiêm mũi thứ 1 là vắc xin do Sinopharm, Pfizer, Moderna sản xuất thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại. Khoảng cách giữa hai mũi theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tiem mui 2 vac xin COVID cham, xu ly sao?-Hinh-2
 

Nghe rắc rắc sướng tai, ai ngờ bẻ khớp tay hệ lụy khủng khiếp

Không ít người bị nghiện khi nghe tiếng kêu rắc rắc mỗi lần bẻ khớp tay, chân... Ai ngờ, thói quen này lại gây ra cả “núi” hệ lụy mà không một ai khi làm các động tác này có thể ngờ tới.

Vắc xin Sinopharm và những điều quan trọng bạn cần biết

 WHO đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vắc xin Sinopharm và đã khuyến nghị sử dụng vắc xin này cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Vac xin Sinopharm va nhung dieu quan trong ban can biet
 Ngày 7/5, vắc xin phòng ngừa COVID-19 Sinopharm đã được nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO phê duyệt, đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp (EUL) với hiệu quả bảo vệ lên đến 78.2%. 

Tin mới