Giống như mọi loại virus khác trong quá khứ, việc lây lan trong thời gian ngắn, không gian rộng lớn, sẽ giúp COVID-19 sinh ra biến chủng rất nhanh. Việc nhiều quốc gia đang thực hiện chiến thuật tiêm phủ vắc xin số lượng lớn, cũng được cho là tác động tới việc, COVID-19 xuất hiện biến thể nhanh hơn so với bình thường. Mới đây nhất, sự xuất hiện của biến thể MU của COVID-19 đã khiến giới khoa học phải quan tâm.
Biến thể MU là gì?
"Bệnh nhân số 0" mắc COVID-19 biến thể MU được xác định là ở Colombia từ tháng 1/2021. Tính tới thời điểm hiện tại, biến thể MU đã xuất hiện ở 39 quốc gia và được WHO đưa ra khuyến cáo.
"Bệnh nhân số 0" mắc COVID-19 biến thể MU được xác định là ở Colombia từ tháng 1/2021. |
Theo các thông tin được giới y khoa thế giới thông báo, biến thể MU sẽ có khả năng kháng các loại vắc xin hiện hữu cao hơn so với các biến thể trước đây của loại virus chết người này. Tuy nhiên WHO cũng cho biết, biến thể MU sẽ ít có khả năng vượt trội hơn quá nhiều so với biến thể Delta - hiện đang càn quét ở nhiều quố gia.
Tờ Weforum cho biết, mặc dù biến thể MU không nguy hiểm như các biến thể khác của COVID-19, tuy nhiên chúng có khả năng "tàng hình" trước các loại vắc xin đang được sử dụng hiện hữu. Đây được coi là một bước "tiến hóa" của COVID-19, để loại virus này có thể tiếp tục tồn tại trong cuộc chiến với nhân loại.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cũng khiến cáo, kể từ khi biến thể MU xuất hiện tới nay mới chỉ vài tháng, số ca nhiễm của loại biến thể này cũng không quá nhiều, để có thể sử dụng số liệu nghiên cứu một cách chính xác. Nói một cách khác, sự nguy hiểm của biến thể MU vẫn là một ẩn số, chưa thực sự được hé lộ do mức độ lây lan của nó là chưa nhiều.
Thực tế, ở thời điểm hiện tại tổ chức WHO vẫn xếp biến thể MU vào hàng "Biến thể cần quan tâm" (Variant of interest hay VOI) chứ chưa phải "Biến thể cần lo ngại" (Variant of concern hay VOC). Những loại virus bị xếp vào hàng VOI, có nghĩa là cần được chú ý, nhưng chưa nhất thiết cần sự can thiệp hoặc các hành động cụ thể để ngăn chặn. Mặc dù vậy, đã có rất nhiều tiền lệ về việc một loại virus thuộc nhóm VOI, sau đó đã tiếp tục sinh ra biến thể nguy hiểm, và buộc phải xếp loại lại vào nhóm VOC.
Một thông tin đáng mừng hơn với biến thể MU, đó là dù đã xuất hiện ở gần 40 quốc gia, cũng mới chỉ gây ra 0,1% số ca nhiễm toàn cầu. Để tìm ra biến thể MU, các nhà khoa học cần tới kỹ thuật giải trình tự gen. Ban đầu, có tới 39% số mẫu giải trình tự gen ở Colombia được xác nhận dương tính với biến thể này, nhưng ca nhiễm biến thể MU gần đây nhất được ghi nhận ở Colombia cũng đã cách đây 4 tuần.
Ở Anh, 45 ca dương tính với COVID-19 cũng đã được xác nhận mang biến thể MU. |
Tờ The Conversation cho biết, ở thời điểm hiện tại Ecuador và Chile là các quốc gia có số lượng ca mắc biến thể MU nhiều nhất, với lần lượt 13% và 40% số mẫu giải trình tự gen ghi nhận loại biến thể này.
Trong khi đó ở Anh, 45 ca dương tính với COVID-19 cũng đã được xác nhận mang biến thể MU.
Mũi tiêm vắc xin thứ tư liệu có giúp chống lại các biến thể của COVID-19?
Không chỉ MU, việc vắc xin được tiêm nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, cũng sẽ tác động vào việc rút ngắn thời gian sinh biến chủng của COVID-19. Việc triệt tiêu hoàn toàn COVID-19 cùng với các biến thể của nó ở thời điểm hiện tại và với cách thức hiện tại, được cho là bất khả thi, vậy nên việc tiêm thêm mũi vắc xin thứ tư, được cho là điều cần thiết để nhân loại chống chọi được với COVID-19 trong tương lai.
Đài phát thanh công cộng Kan của Israel trích lời người phụ trách chương trình tiêm chủng của nước này ông Salman Zarka, cho biết rằng mũi vắc xin tăng cường có thể được điều chỉnh để bảo vệ tốt hơn trước các biến thể mới như Delta, tuy nhiên ông Salman không thể nêu rõ được thời điểm tiêm liều vắc-xin thứ tư.
Vị chuyên gia này cũng khẳng định rằng, bài học từ làn sóng thứ tư khiến chúng ta phải xem xét lại khả năng xảy ra các đợt sóng tiếp theo với các loại biến thể mới, có thể sẽ bùng phát vào cuối năm 2021 đầu năm 2022.
Israel hiện giờ cũng là quốc gia đầu tiên tiêm chính thức mũi vắc xin thứ 3 cho người từ 60 tuổi trở lên, chương trình sau đó được mở rộng cho nhóm đối tượng từ 12 tuổi trở lên và đã tiêm mũi thứ 2 được ít nhất 5 tháng.
COVID-19 sẽ biến đổi như thế nào trong tương lai?
Ngay từ khi COVID-19 xuất hiện trên thế giới, các nhà khoa học đã cảnh báo về việc các biến thể của chúng sẽ nhanh chóng ra đời, y như cái cách mà loại virus này lây lan ra khắp thế giới.
Nếu xem xét COVID-19 như một loại sinh vật ký sinh - nghĩa là nó cần cơ thể người để tồn tại, việc sinh ra các biến thể của loại virus này, sẽ mang lại ý nghĩa sống còn cho chính chúng. Nghĩa là, biến thể của COVID-19 có thể kháng vắc xin tốt hơn, lây lan nhanh hơn, nhưng hoàn toàn có thể yếu hơn. Đơn giản là do, nếu sức tàn phá của COVID-19 là quá mạnh, vật chủ (những người nhiễm bệnh) sẽ tử vong quá nhanh, và không thể đảm bảo được quá trình lây lan giúp loại virus này có thể tiếp tục tồn tại.
Nếu sức tàn phá của COVID-19 là quá mạnh, vật chủ sẽ tử vong quá nhanh, và không thể đảm bảo được quá trình lây lan giúp loại virus này có thể tiếp tục tồn tại. |
Nói một cách dễ hiểu, khi con người đang cố gắng tìm cách sống chung với COVID-19 bằng việc sử dụng vắc xin, thì bản thân COVID-19, cũng sẽ tìm cách sống chung với con người, bằng cách sinh ra các biến thể mới, có khả năng kháng vắc xin nhưng cũng có thể sẽ ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn tới vật chủ.
Nhân loại, rõ ràng không cần tới sự tồn tại của COVID-19, nhưng loại virus này cũng như bất kể loại virus nào khác, đều cần nhân loại khỏe mạnh để có thể lây lan và tồn tại bằng cách "sống ký sinh".
Đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nguồn: VTC14.