Tiền gửi khách hàng của MBB tăng trưởng âm, nợ xấu lại tăng cao

(Kiến Thức) - Tại thời điểm cuối tháng 6, tiền gửi khách hàng của MBB tăng trưởng âm, nợ xấu lại tăng cao.

Trong quý 2, thu nhập lãi thuần hợp nhất của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) nhích nhẹ 5% lên mức 4.624 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng khá gần 11% khi đạt 18 1 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán đầu tư đặc biệt tăng vọt 168% lên 217 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng khá 28% lên 538 tỷ đồng. Hay thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng 59% khi đạt 68 tỷ đồng.
Chỉ riêng hoạt động dịch vụ lãi thuần ghi nhận giảm 10% xuống mức 945 tỷ đồng. Do đó, tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của MBB tăng 7,5% lên 4.139 tỷ đồng.
Thêm vào đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm 13% về còn 1.217 tỷ đồng.
Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của MBB tăng gần 20% khi đạt 2.389 tỷ đồng trong quý 2. Đây cũng là mức lợi nhuận tính theo quý cao nhất từ trước đến nay của MBB.
Tien gui khach hang cua MBB tang truong am, no xau lai tang cao
 
Luỹ kế 6 tháng, tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng khá 16% lên mức 8.428 tỷ đồng.
Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng mạnh 40% lên 3.309 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng của MBB đạt 4.172 tỷ đồng, tăng hơn 6% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/6/2020, tài sản của MBB tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng lên 421.635 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 261.384 tỷ đồng, tăng 4,4%; các khoản lãi phí phải thu lại giảm gần 4% về mức 3.629 tỷ đồng.
Về mặt huy động, tiền gửi của khách hàng giảm 5,6% về mức 257.378 tỷ đồng. 
Về chất lượng nợ vay, nợ xấu của MBB ở mức 3.577 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với đầu kỳ, trong đó nợ có khả năng mất vốn gấp hơn 2,7 lần khi chiếm 1.694 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,15% lên 1,36%.
Trước đó hồi tháng 6, Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, vì đại dịch Covid-19 có thể sẽ gây thiệt hại lớn hơn đến lợi nhuận của ngân hàng trong quý 2/2020, SSI đã điều chỉnh giảm ước tính cho năm 2020 với lợi nhuận trước thuế của MBB giảm 6,6% so cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước tính hồi phục lên 21,5% trong năm 2021.

Để dành được 50 triệu, gửi ngân hàng thế nào cho có lời?

Dịch COVID-19 khiến nhiều gia đình giảm chi tiêu, tiết kiệm được một khoản kha khá, nhiều người băn khoăn chuyện gửi ngân hàng để sinh lời.

Chị Thu Thủy (Cầu Giấy - Hà Nội) chia sẻ, hơn ba tháng dịch COVID-19 bùng phát, tuy có nhiều đảo lộn trong sinh hoạt và công việc, song gia đình chị lại giảm được hẳn khoản chi tiêu. Do ở nhà nhiều, không ra ngoài để tụ tập, ăn hàng, mua sắm, cũng không đi chơi xa, bọn trẻ lại tạm dừng mọi việc học chính khóa hay học thêm nên mỗi tháng, chị tiết kiệm được tầm 15 triệu đồng. Chỉ ba tháng, chị Thủy tiết kiệm được 50 triệu đồng.

Tọa đàm Ngân hàng số, xu thế thời cách mạng công nghệ 4.0

(Kiến Thức) - Nhằm bắt kịp với xu hướng số hoá toàn cầu trước yêu cầu ngày càng cao về trải nghiệm của người dùng, các ngân hàng đang phải gồng mình chạy đua phát triển các ứng dụng di động, ngân hàng số.

Mới đây, Viện nghiên cứu tài chính và hợp tác thương mai Đông Nam Á, đã tổ chức buổi tọa đàm: “Ngân hàng số, cách mạng công nghệ 4.0". Ngoài các nhà nghiên cứu về tài chính, buổi tọa đàm còn có sự góp mặt của rất nhiều giảng viện đến từ trường đại học như: Học viện tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Học viện ngân hàng…
Toa dam Ngan hang so, xu the thoi cach mang cong nghe 4.0
 Quảng cảnh buổi tọa đàm: "Ngân hàng số, cách mạng công nghệ 4.0".
Tại buổi tọa đàm, các ý kiến trao đổi về các quan điểm liên quan đến ngân hàng số. Theo đó, ngân hàng số có sự phân biệt với ngân hàng điện tử. Cụ thể E Banking (Ngân hàng điện tử) gồm các dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking và kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng; không làm ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của ngân hàng mà chỉ mang tính bổ sung thêm trên nền tảng hiện tại.

Tin mới