Tiến sĩ Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam

(VietnamDaily) - Với 192/192 ủy viên Hội đồng Trung ương biểu quyết tán thành, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (KH&KT) chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách Đoàn chủ tịch. Tiến sĩ Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA).

Tại phiên chính thức Đại hội Đại biểu toàn quốc VUSTA lần VIII (nhiệm kỳ 2020 -2025) ngày 25/12, ông Nghiêm Vũ Khải, Phó Trưởng tiểu ban Nhân sự Đại hội VIII đã công bố kết quả bầu cử Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra và Thường trực Đoàn Chủ tịch khóa VIII.
Đại hội Đại biểu toàn quốc VUSTA lần VIII (nhiệm kỳ 2020 -2025) đã tổ chức bầu Đoàn chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam khóa VIII. Hội đồng Trung ương tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về phê chuẩn danh sách Chủ tịch, Phó chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Tổng thư ký bầu cử bằng hình thức giơ tay biểu quyết.
Với kết quả 192/192 ủy viên Hội đồng Trung ương biểu quyết tán thành, VUSTA chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn danh sách Đoàn chủ tịch gồm 27 thành viên.
Ông Phan Xuân Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Trung ương khóa VIII; ông Phạm Quang Thao và Nguyễn Hồng Diên là Phó chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA, ông Nguyễn Quyết Chiến là Tổng thư ký, Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA khóa VIII; 9 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA và ông Phạm Quang Thao là Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam - VUSTA.
Tien si Phan Xuan Dung tro thanh Tan Chu tich Lien hiep cac Hoi KH&KT Viet Nam
 Tiến sĩ Phan Xuân Dũng trở thành Tân Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam. Ảnh: Xuân Phú
Ông Đặng Vũ Minh được vinh danh bầu là Chủ tịch danh dự  VUSTA.
Ông Phan Xuân Dũng, SN 1960, quê xã Đại Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ông Dũng có trình độ chuyên môn là Tiến sĩ khoa học.
Trước khi giữ Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Xuân Dũng là Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) của Quốc hội. Ông Dũng cũng từng giữ nhiều chức vụ như Phó Vụ trưởng Ban Khoa giáo Trung ương; Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ.
Từ năm 2006 đến nay, ông Dũng là đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII, XIV, Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội khóa XII, XIII, XIV, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (dự khuyết), XI, XII; Phó Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN&MT của Quốc hội (khóa XII), Chủ nhiệm Ủy ban KH-CN&MT của Quốc hội (khóa XIII và XIV), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc của Quốc hội khóa XII, XIII, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nga của Quốc hội khóa XIV, Phó Chủ tịch Tổng hội Cơ khí Việt Nam khóa 2007-2012, nay là Chủ tịch danh dự của Tổng hội cơ khí Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận và nhiều Ban chỉ đạo khác.
Tien si Phan Xuan Dung tro thanh Tan Chu tich Lien hiep cac Hoi KH&KT Viet Nam-Hinh-2
 Tiến sĩ Phan Xuân Dũng phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lần VIII. Ảnh: Xuân Phú
Trong suốt quá trình công tác, Phan Xuân Dũng có nhiều đóng góp cho sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước.
Trong 5 năm qua, công tác tại cơ quan Quốc hội, ông Phan Xuân Dũng đã góp phần tích cực cho việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về KH&CN, bảo vệ môi trường và nhiều chính sách quan trọng khác, góp phần cùng Trung ương, Đảng đoàn Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật trong việc quản lý và phát triển KH&CN, ứng xử đúng đắn với những vấn đề về tài nguyên, môi trường góp phần quan trọng trong việc phát triển nhanh, bền vững của đất nước.
Ông Phan Xuân Dũng được ghi nhận có nhiều đóng góp cho xây dựng pháp luật. Cụ thể, các dự án luật thảo luận tại Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội như: Luật Năng lượng nguyên tử (2008), Luật KH&CN (2013); Luật Xây dựng (2014, 2020); Luật Bảo vệ môi trường (2014, 2020), Luật Thú y (2014), Luật chuyển giao công nghệ (2016), Luật Đường sắt (2016), Luật Phòng, chống thiên tai (2016, 2020), Luật Thủy lợi (2017), Luật Lâm nghiệp (2017), Luật Thủy sản (2017), Luật Đo đạc và bản đồ (2018) Luật Chăn nuôi (2018), Luật Trồng trọt (2018), Luật Kiến trúc (2019) dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận, Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, đường Hồ Chí Minh…
Trong giám sát, ông Dũng đã có nhiều đóng góp cho việc giám sát về rà soát và quy hoạch phát triển thủy điện, về tổ chức và hoạt động của các tổ chức KH&CN, về đầu tư và ngân sách cho KH&CN, về chính sách cho KH&CN, về bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế và làng nghề, về ứng phó với biến đổi khí hậu, về phòng, chống sụt lún, sạt lở bờ song, bờ biển, về xử lý tro xỉ các nhà máy điện và nhà máy hóa chất, về xử lý chất thải chăn nuôi... và đã có nhiều đề xuất, kiến nghị quan trọng.
Ông Phan Xuân Dũng cũng để lại những dấu ấn trong tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời trong nghiên cứu khoa học ông Dũng đã tham gia và chủ trì nhiều đề tài khoa học và công nghệ, trong đó có đề tài về bảo vệ chủ quyền Biển, Đảo của Tổ quốc; công bố nhiều bài báo, nhiều cuốn sách có giá trị.
Ông Phan Xuân Dũng đã đạt được những thành tích như nhiều năm được công nhận danh hiệu lao động xuất sắc; nhiều giấy khen, bằng khen của Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, của cơ quan, đơn vị; được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ” của Bộ Khoa học và Công nghệ; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo" của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kỷ niệm chương về “Đã có nhiều cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền Biển, Đảo của Tổ quốc” của Bộ Tư lệnh Hải quân; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Thông tin và truyền thông” của Bộ Thông tin và truyền thông; Kỷ niệm chương của Quốc hội Liên Bang Nga.

Liên hiệp Hội Việt Nam: Chặng đường 35 năm xây dựng và phát triển

Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã phát triển không ngừng và từng bước mở rộng phạm vị hoạt động, tích cực triển khai nhiều hoạt động chuyên môn phù hợp với các lĩnh vực hoạt động của các hội chuyên ngành.

GS.TSKH Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc

GS.TSKH Đặng Vũ Minh – Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam phát biểu khai mạc

Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, ngay từ khi mới thành lập năm 1983, từ 15 hội thành viên trải qua các năm và vươn mình lớn dậy đến nay Liên hiệp Hội đã có 142 hội thành viên, trong đó có 63 Liên hiệp Hội ở các tỉnh, thành phố và 86 hội ngành toàn quốc hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.

Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam: 35 năm một chặng đường

Ngày 26/3/1983, tại Hà Nội, Ủy ban liên lạc lâm thời các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, đại biểu 15 hội thành viên tiến hành Đại hội thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

GS. VS. Trần Đại Nghĩa, chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam (1983-1988)

GS. VS. Trần Đại Nghĩa, chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam (1983-1988) 

Tại đại hội, các đại biểu đã thông qua Điều lệ Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, đứng dầu là Giáo sư, Viện sĩ, Thiếu tướng, Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa làm chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam. Sau 4 tháng thành lập, đến ngày 29/7/1983, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) ra Quyết định số 121/HĐBT về việc cho phép Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chính thức thành lập và hoạt động.
Sự kiện ra đời tổ chức Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) năm 1983 đã gây được tiếng vang lớn ở trong và ngoài nước, lần đầu tiên có một tổ chức mang tính chính trị - xã hội – nghề nghiệp của giới trí thức khoa học và công nghệ, với sứ mệnh đoàn kết, tập hợp trí thức, tổ chức và thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ hướng tới mục tiêu phát triển đất nước. Đại hội thành lập Liên hiệp hội Việt Nam cũng đã kết thúc giai đoạn trù bị lâu dài 18 năm kể từ khi Ủy ban liên lạc lâm thời các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam bắt đầu hoạt động.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham dự đại hội thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham dự đại hội thành lập Liên hiệp Hội Việt Nam 

Trong nhiệm kỳ I (1983-1988), Liên hiệp Hội Việt Nam tập trung công tác phát triển tổ chức, hoàn thiện cơ chế quản lý, tổ chức các hoạt động thông tin, phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, triển khai các dự án đưa khoa học công nghệ vào cuộc sống phục vụ mục tiêu phát triển cộng đồng, phát triển xã hội. Với đường lối đổi mới, Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước, trong đó vị trí và vai trò của Liên hiệp hội và các hội khoa học- kỹ thuật càng ngày được khẳng định. Ngày 11/4/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 35-CT/TW "Về củng cố tổ chức và đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam". Bản Chỉ thị nêu rõ: "Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam là tổ chức xã hội tự nguyện của tất cả các hội khoa học kỹ thuật của người Việt Nam ở trong nước và ngoài nước... được tổ chức và hoạt động theo cơ cấu và quy chế của một đoàn thể quần chúng cấp trung ương".
Ngày 12/5/1988, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam diễn ra với sự tham gia của trên 100 đại biểu đại diện 23 hội thành viên. Đại hội thông qua Báo cáo của Ban Chấp hành, Điều lệ (bổ sung, sửa đổi), Quy chế tổ chức và hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Đại hội bầu ra 49 ủy viên Hội đồng Trung ương. Hội đồng Trung ương bầu Đoàn Chủ tịch gồm 9 ủy viên do Giáo Sư, Tiến sĩ Hà Học Trạc làm Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam.
Sau Đại hội II, số lượng các hội thành viên của Liên hiệp hội tăng lên gần gấp đôi (từ 23 đến 42 hội). Hàng năm có nhiều hội ngành mới được thành lập. Sự phát triển mạnh mẽ của Liên hiệp hội và các hội khoa học và kỹ thuật thành viên đặt ra yêu cầu cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Ngày 17/11/1990, Đảng ủy khối cơ quan Khoa giáo Trung ương ra Quyết định số 405/QĐ-ĐUK thành lập Đảng bộ Cơ quan Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam với 4 chi bộ và 36 đảng viên. Ngày 20/2/1993, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 436-NS/TW thành lập Đảng đoàn Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, do Giáo sư Hà Học Trạc, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Liên hiệp hội Việt Nam, làm Bí thư.
Trong nhiệm kỳ II, phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật cho quần chúng được chú trọng đẩy mạnh. Việc thực hiện chức năng hỗ trợ đưa tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất và đời sống đã đạt được những thành tựu mới. Tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã thể hiện được vai trò tích cực của Liên hiệp Hội Việt Nam. Trong quá trình chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, các nhà khoa học đã tích cực đóng góp ý kiến cho Cương lĩnh chính trị của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Ngày 27-28/9/1993, tại Hà Nội, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam diễn ra với sự tham gia của 184 đại biểu đại diện 42 hội thành viên (34 hội khoa học và kỹ thuật ngành trung ương và 8 liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, thành phố). Đại hội bầu ra Hội đồng Trung ương khóa III gồm 95 ủy viên. Hội đồng Trung ương khóa III tiếp tục suy tôn Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa làm Chủ tịch danh dự, bầu Đoàn chủ tịch gồm 11 ủy viên với Giáo sư, Tiến sĩ Hà Học Trạc làm Chủ tịch. Trong nhiệm kỳ III, Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển về xây dựng tổ chức, tập hợp và đoàn kết trí thức, điều hòa và phối hợp hoạt động của các hội thành viên. Hội đồng Trung ương có những thay đổi cả về số lượng và thành phần. Năm 1998, Hội đồng Trung ương có 130 ủy viên, đại diện cho 40 hội khoa học và kỹ thuật ngành ở Trung ương, 19 trong số 23 Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, thành phố, Cơ quan thường trực Liên hiệp hội trung ương và một số nhà khoa học. Cũng trong nhiệm kỳ III, lần đầu tiên mạng lưới các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phát triển ra cả nước ngoài. Tiêu biểu là việc thành lập Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tại Liên Bang Nga (12/1993). Các hội thành viên phát triển theo hướng tổ chức các hội chuyên ngành hoặc phân hội mới trong từng hội và thành lập thêm các chi hội địa phương. Một số Hội thành viên đã đạt được những thành tích đáng khích lệ như Hội Luật gia Việt Nam được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Hội Những người làm vườn Việt Nam, Hội Khoa học và công nghệ Mỏ Việt Nam, Hội Khoa học và công nghệ xây dựng Việt Nam và Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội được Nhà nước trao tặng các Huân chương Lao động hạng hai, hạng ba.
Đoàn chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam nhiệm kỳ III (1993-1998)

Đoàn chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam nhiệm kỳ III (1993-1998)

Lễ ký kết hợp tác giữa Liên hiệp Hội Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1998

Lễ ký kết hợp tác giữa Liên hiệp Hội Việt Nam và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1998

Từ ngày 7 đến ngày 9/1/1999, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam diễn ra với sự tham gia của 213 đại biểu đại diện 63 hội thành viên (40 hội khoa học kỹ thuật ngành trung ương và 23 liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh, thành phố). Đại hội thông qua các văn kiện của Hội đồng Trung ương khóa III và Điều lệ (bổ sung, sửa đổi). Đại hội bầu ra Hội đồng Trung ương khóa IV gồm 133 ủy viên. Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ Nhất bầu ra Đoàn Chủ tịch gồm 17 ủy viên do Giáo sư, Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng làm Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam
Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Thủ tướng Phan Văn Khải phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Trong nhiệm kỳ IV (1999-2004), Liên hiệp Hội Việt Nam đã có bước phát triển nhanh về xây dựng tổ chức với nhiều loại hình tập hợp trí thức khoa học và công nghệ. Liên hiệp hội có 92 hội thành viên (tăng thêm 28 thành viên so với nhiệm kỳ trước), trong đó có 56 hội ngành Trung ương và 36 Liên hiệp hội địa phương. Trong tổ chức của hội thành viên có các hội chuyên ngành. Mạng lưới tổ chức của nhiều hội đã phát triển sâu rộng trong các thành phần kinh tế, khoảng 43% số hội có chi hội trong các doanh nghiệp nhà nước, 15% có chi hội trong các doanh nghiệp khác. Liên hiệp Hội Việt Nam tập hợp trong hàng ngũ của mình hơn 40 vạn trí thức KH&CN. Phạm vi hoạt động của các hội đã bao quát hầu hết các lĩnh vực KH&CN. Các hội Địa chất, Xây dựng được Nhà nước cho phép chuyển thành Tổng hội do có số lượng hội viên tập thể lớn.