Tiền thuế bảo vệ môi trường của dân được sử dụng thế nào?

Dư luận rất băn khoăn về đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên 4.000 đồng/lít của chính phủ. Nhiều người đặt câu hỏi số thu từ thuế bảo vệ môi trường được chi để bảo vệ môi trường như thế nào?

Tiền thuế bảo vệ môi trường của dân được sử dụng thế nào?
 
Theo Bộ Tài chính, từ khi áp dụng thuế bảo vệ môi trường (năm 2012), tổng số thu từ sắc thuế này liên tục tăng. Bạn đọc có thể nhìn thấy mức thu cụ thể như biểu đồ phía trên.
Xăng dầu chiếm chủ yếu
Điều cần chú ý là xăng dầu chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng thu thuế bảo vệ môi trường. Ví dụ số thuế bảo vệ môi trường thu được trong năm 2017 là 44.825 tỉ đồng thì xăng dầu đóng góp đến hơn 90%.
Câu hỏi của nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online đặt ra khi nghe tin Bộ Tài chính muốn tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu kịch khung, cụ thể xăng là 4.000 đồng/lít và dầu là 2.000 đồng/lít, là số thuế thu được đó được chi như thế nào?
Cụ thể là, trong khoảng 150.000 tỉ đồng thuế bảo vệ môi trường thu được trong 6 năm đó, và khoảng 55.000 tỉ đồng thu được nếu áp dụng mức thuế mới, thì bao nhiêu sẽ chi cho bảo vệ môi trường?
Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi với đại diện Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) để làm rõ câu hỏi của các bạn đọc: Có phải toàn bộ thuế thu được từ xăng dầu, nilon, than... là dùng vào bảo vệ môi trường hay không?
Vị đại diện ngành thuế này cho biết theo Luật Ngân sách nhà nước, các khoản thu từ thuế, phí… được thu vào ngân sách và sẽ chi theo dự toán được Quốc hội.
Điều đó có nghĩa là "không phải thuế bảo vệ môi trường thu được 1 đồng thì sẽ chi 1 đồng" mà hàng năm, căn cứ vào tình hình ngân sách, Quốc hội sẽ phê duyệt dự toán thu chi ngân sách.
Ngân sách của nhà nước được chia làm ba phần: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ.
Có để bảo vệ môi trường?
Như vậy, phần thu được từ thuế bảo vệ môi trường sẽ nộp vào ngân sách, và từ đó Quốc hội sẽ cân đối và duyệt chi cho ba khoản trên.
Riêng về các khoản chi cho mục đích bảo vệ môi trường, theo số liệu của Bộ Tài chính, tổng chi cho các nhiệm vụ bảo vệ môi trường giai đoạn 2012 -2016 là khoảng 131.857 tỉ đồng, bình quân khoảng 26.371 tỉ đồng/năm.
Trong số đó, tổng số chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường khoảng 89.131 tỉ đồng, gồm chi thường xuyên bố trí trực tiếp là khoảng 52.420 tỉ đồng và phần chi thực hiện các chính sách quản lý sử dụng đất trồng lúa, phát triển rừng, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản, duy tu đê điều, khuyến nông, công ích thủy nông... khoảng 36.711 tỉ đồng.
Trong khi đó, trong thời gian 5 năm trên, tổng chi đầu tư phát triển trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là khoảng 24.246 tỉ đồng. Nghĩa là tương đương với khoảng 60% so với tổng thu thuế bảo vệ môi trường năm 2016, 2017.
Số này chi cho các chương trình, dự án của ngành tài nguyên và môi trường; ngành cấp nước và xử lý rác thải, nước thải và các Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn, Chương trình khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu,...
Chính phủ để xuất tiếp tục tăng thuế bảo vệ môi trường lên 4.000 đồng đối với mỗi lít xăng. Với mức thuế này, ước tính mỗi năm ngân sách thu 55.000 tỉ đồng
 Chính phủ để xuất tiếp tục tăng thuế bảo vệ môi trường lên 4.000 đồng đối với mỗi lít xăng. Với mức thuế này, ước tính mỗi năm ngân sách thu 55.000 tỉ đồng
Tổng chi từ dự phòng ngân sách trung ương để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ các địa phương xử lý các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách trong năm như đê kè, hồ chứa... cho giai đoạn 2012 - 2016 khoảng 18.480 tỉ đồng.
Như vậy, theo Bộ Tài chính, thuế bảo vệ môi trường đóng vai trò là một công cụ kinh tế và sắc thuế này đã "góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới".

Trạm xăng dầu bốc cháy dữ dội ở TP HCM

(Kiến Thức) - Trạm xăng dầu gần chợ Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, TP HCM bất ngờ bốc cháy dữ dội, kèm theo nhiều tiếng nổ lớn.

Trạm xăng dầu bốc cháy dữ dội ở TP HCM
Clip trạm xăng dầu bốc cháy dữ dội ở TP HCM:
Đến 18h30 tối nay (16/12), lực lượng chức năng vẫn đang phong toả nghiêm ngặt 1 phần tuyến đường Quang Trung, đoạn qua phường 11, quận Gò Vấp để Công an điều tra, Cảnh sát PCCC…tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ hoả hoạn tại cửa hàng xăng dầu 72 thuộc công ty TNHH Quốc Thắng, đường Quang Trung, đoạn gần chợ Hạnh Thông Tây.
Hiện trường vụ cháy cây xăng
Hiện trường vụ cháy cây xăng 

Vụ rút ruột xăng dầu ở TP.HCM: Bắt nghi phạm cầm đầu

Bộ Công an cho biết đã phục kích bắt quả tang các tài xế xe bồn rút ruột xăng dầu trong quá trình vận chuyển tại hơn chục địa điểm khác nhau trên địa bàn TP.HCM và bắt gần 50 đối tượng liên quan.

Vụ rút ruột xăng dầu ở TP.HCM: Bắt nghi phạm cầm đầu

Đường dây rút rượt xăng dầu tại TP HCM do nhiều đối tượng cầm đầu, trong đó có đối tượng Huỳnh Minh Dũng (SN 1979, thường gọi là “Dũng Lủng”, ngụ huyện Nhà Bè, TP.HCM). Theo đó, Dũng nuôi hàng chục đàn em có máu mặt trong giới giang hồ dưới trướng để dễ làm ăn móc nối với các tài xế xe bồn rút ruột xăng dầu.

Vu rut ruot xang dau o TP.HCM: Bat nghi pham cam dau
 Đối tượng Dũng Lủng (bên trái) đang được lấy lời khai ngay tại hiện trường.

Tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%: Hàng triệu người bị ảnh hưởng

Bộ Tài chính muốn tăng thuế Giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 12% vì thuế GTGT đang thấp hơn các nước và nợ công cao.

Tăng thuế giá trị gia tăng lên 12%: Hàng triệu người bị ảnh hưởng
Trong định hướng sửa các luật về thuế, Bộ Tài chính cho hay, qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu, cụ thể để tăng nguồn thu bù đắp cho nguồn thu giảm do giảm thuế thu nhập (Thu nhập doanh nghiệp và Thu nhập cá nhân), các nước chuyển hướng sang tăng thuế tiêu dùng (Giá trị gia tăng và Tiêu thụ đặc biệt).

Tin mới