Tiếp viên hãng hàng không và những chuyện nghe mà choáng

Làm tiếp viên hàng không đã khó, nhưng để trở thành một thành viên trong khoang hạng nhất của hãng Emirates còn “khó hơn lên trời”.

Emirates vốn là hãng hàng không quốc gia của của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), được mệnh danh là tốt nhất trên thế giới do Condé Nast (Mỹ) bình chọn. Có trụ sở đặt tại Dubai và sở hữu những chiếc phi cơ hạng sang với loạt dịch vụ "xịn sò", đẳng cấp nhất. Emirates cũng được xem là cái tên đắt giá thường chỉ dành cho giới nhà giàu trải nghiệm.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang

Mỗi năm, có hơn 180.000 chuyến bay cất cánh cho hãng hàng không Emirates, chở theo khoảng 60 triệu hành khách. Để phục vụ được lượng người khổng lồ trên, hãng bay đình đám này được vận hành bởi 22.000 nhân viên phi hành đoàn. Được biết, tất cả các nhân viên đều nhận được hàng loạt ưu đãi khủng như nhà ở miễn phí ngay giữa trung tâm Dubai hoa lệ, những chiếc vé giảm giá và dĩ nhiên là cơ hội đặt chân đến khắp nơi trên thế giới.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-2

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-3

Nghe thì có vẻ hào nhoáng, thế nhưng để có thể trở thành một nhân viên của hãng bay này không phải chuyện dễ. Không chỉ trải qua lịch trình bận rộn, họ còn phải đáp ứng hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe khác. Siti Nurazlin – hiện đang là nữ tiếp viên hàng không làm việc tại khoang hạng nhất (First Class) của hãng Emirates đã có rất nhiều chia sẻ chân thật cùng trang Insider xoay quanh vấn đề này.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-4

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-5

Cũng giống như khoảng 144.000 ứng cử viên mỗi năm, Siti phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cơ bản nhất của hãng hàng không: Độ tuổi tối thiểu là 21, chiều cao ít nhất là 5 feet 2 (khoảng 1m58), tầm với đạt khoảng 7 feet (hơn 2m) trên mũi chân để với được các khoang hành lý trên cao, thông thạo tiếng Anh, có ít nhất bằng cấp 3 và đặc biệt là không có hình xăm lộ rõ khi mặc đồng phục.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-6

Tương tự những "tân binh" khác, Siti phải bắt đầu sự nghiệp của mình từ vị trí thấp nhất là tiếp viên phục vụ các chuyến bay ngắn (nội địa) ở khoang phổ thông (Economy Class). Và qua nhiều năm nỗ lực, cuối cùng cô ấy cũng được chọn vào làm ở khoang First Class - nơi "xịn sò" nhất trên mỗi chuyến bay.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-7

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-8

Lịch trình làm việc của cô thường thay đổi theo tuần, trung bình luôn có khoảng 9 chuyến bay đường dài mỗi tháng bao gồm cả những chuyến bay kéo dài đến 16 tiếng đồng hồ. Và trong khoảng thời gian đó, cô luôn phải đứng ít nhất là 11 tiếng mỗi chuyến.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-9

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-10

Công việc tiếp viên hàng không luôn đòi hỏi yếu tố sức khoẻ và thẩm mỹ rất nhiều. Theo quy định của Emirates, tiếp viên khoang hạng nhất không phải lúc nào cũng bắt buộc mang giày cao gót và mặc đồng phục. Sau khi máy bay cất cánh, họ có thể thay đổi thành quần áo cá nhân, đặc biệt khuyến khích những chiếc áo ghi-lê thanh lịch. Ngoài ra, các tiếp viên phải luôn có 1 lớp trang điểm tự nhiên trên mặt bao gồm kẻ mắt, mascara và đặc biệt là một tí son đỏ cho tươi tắn.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-11

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-12

Bên cạnh đó, vấn đề về kiểu tóc, trang sức hay móng tay cũng rất quan trọng với các tiếp viên hàng không Emirates. Đối với đồ trang sức, họ có thể đeo bông tai kim cương hoặc ngọc trai, đặc biệt không được mang vòng cổ. Riêng móng tay phải luôn sạch sẽ, sơn màu nude hoặc đỏ. Còn đối với tiếp viên nam, họ phải có kiểu tóc vuốt keo chuẩn mực.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-13

Đó là phần hình thức, còn về mặt chuyên môn, họ phải luôn đảm bảo khách hàng quan tâm và muốn gì. Thông thường, các tiếp viên hàng không khoang hạng nhất luôn là người nắm rõ thông tin từng du khách của mình trên chuyến bay. Qua đó, họ có thể quan sát sở thích và hỗ trợ mọi người trong việc ăn uống, kết hợp thực đơn một cách hoàn hảo nhất.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-14

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-15

Có một sự thật nữa là hầu như tất cả các tiếp viên của hãng này đều biết từ 2 ngôn ngữ trở lên, đối với Siti là tiếng Anh và tiếng Malay. Nếu tính toàn bộ phi hành đoàn Emirates, số lượng ngôn ngữ sử dụng có thể lên tới 60 thứ tiếng trên tổng số 135 quốc tịch khác nhau.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-16

Nhiệm vụ của Siti trên mỗi chuyến bay hạng nhất hiện tại cũng khá đơn giản, bao gồm việc kiểm tra tất cả mọi thứ trước và sau khi máy bay cất – hạ cánh, cùng với đó là phục vụ đồ ăn thức uống cho hành khách. Tuy vậy rời khi khỏi chiếc phi cơ, đặc quyền của họ là vô cùng hấp dẫn mà bất kỳ tiếp viên hàng không nào trên thế giới cũng mơ ước.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-17

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-18

Trung bình, Siti nhận được mức lương lên đến 32.000 USD mỗi năm (tương đương khoảng 750 triệu). Thêm vào đó, cô được cung cấp một căn nhà ở Dubai nằm cách sân bay không xa, được nghỉ phép 30 ngày và nhận 1 chuyến bay miễn phí mỗi năm. Bạn bè và người thân của cô cũng sẽ được giảm giá khi mua vé bay của hãng. Đặc biệt, họ còn có cơ hội tham gia những sự kiện hàng không đình đám như US Open. Quan trọng nhất là cơ hội đặt chân đến hơn 140 địa điểm trên khắp thế giới với chỗ ở và các bữa ăn hoàn toàn miễn phí.

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-19

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-20

Tiep vien hang hang khong va nhung chuyen nghe ma choang-Hinh-21

So sánh lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ - Trung Quốc: Một trời một vực!

(Kiến Thức) - Khoảng cách giữa lực lượng máy bay ném bom chiến lược Mỹ và Trung Quốc ngày càng nới rộng, khi Mỹ chuẩn bị đưa thế hệ máy bay ném bom tàng hình B-21 vào biên chế, thì Không quân chiến lược Trung Quốc vẫn khai thác những chiếc H-6 có thiết kế cách đây đã gần 70 năm.

So sanh luc luong may bay nem bom chien luoc My - Trung Quoc: Mot troi mot vuc!
Máy bay ném bom B-21 Raider là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tàng hình, hiện vẫn trong giai đoạn phát triển. Không quân Mỹ đặt mục tiêu sử dụng B-21 để thay thế các máy bay ném bom B-1B, B-52H và mở rộng lực lượng máy bay ném bom chiến lược.  

Đột nhập “nghĩa địa” máy bay kỳ lạ ở Mỹ, ai cũng ngỡ ngàng

(Kiến Thức) - Hàng loạt máy bay bị bỏ hoang trong "nghĩa địa" tại California, Mỹ, trở thành những tác phẩm nghệ thuật dưới tay máy của nhiếp ảnh gia.

Dot nhap “nghia dia” may bay ky la o My, ai cung ngo ngang
 Những bức ảnh đầy màu sắc và siêu thực của nhiếp ảnh gia Troy Paiva chụp tại nhiều địa điểm khác nhau ở sa mạc Mojave, California, nơi được coi là "nghĩa địa máy bay cũ". (Nguồn ảnh: CNN)

Tin mới