Về lý thuyết, các nhà nghiên cứu có thể phóng máy dò vào không gian để thu thập dữ liệu sắc nét hơn, nhưng các nhà khoa học không thể dễ dàng chế tạo, điều khiển các thiết bị đó.
Vì vậy, các nhà khoa học sử dụng máy bay ER-2 của NASA, có thể bay khoảng 13 dặm (21 km) trên mực nước biển mang theo kính viễn vọng, cho phép kính viễn vọng đó có thể quan sát được trên 95% bầu khí quyển.
Nhiệm vụ này gọi là nhiệm vụ chiếu xạ quang phổ trên không (LUSI), thực hiện trên một số chuyến bay từ Trung tâm nghiên cứu chuyến bay Armstrong của NASA ở California.
Trên máy bay này mang theo khoảng 500 lbs (225 kg) thiết bị, bao gồm kính viễn vọng để thu thập ánh sáng Mặt trăng, máy ảnh để tìm Mặt trăng và nguồn sáng LED để hiệu chỉnh hệ thống khi máy bay đến đúng độ cao.
Nguồn ảnh: Space. |
"Dữ liệu về Mặt trăng chúng tôi thu thập được trông rất chi tiết," John Woodward, nhà vật lý của Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia (NIST) cho biết trong một tuyên bố.
"Toàn bộ đội đã thực hiện một công việc tuyệt vời để đưa công cụ này bay lên và nhóm ER-2 tại Armstrong đã là một đối tác tuyệt vời”.
Như với tất cả các thí nghiệm khoa học, kết quả thu được sẽ cần phải được xác minh với nhiều quan sát hơn, nhà vật lý học NIST Stephen Maxwell cho biết trong cùng một tuyên bố.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực