Xem toàn bộ ảnh
Ít ai biết rằng, vào những năm 1990 của thế kỷ trước, một phái đoàn Trung Quốc bao gồm các tướng Không quân cấp cao cùng với các nhà khoa học hàng không đã sang tận xứ sở cờ hoa để sờ tận tay vào chiếc chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Mỹ với dự định mua và nhái lại chiếc phản lực này. Nguồn ảnh: Sina. |
Những bức ảnh tư liệu cho thấy, các kỹ sư hàng không Trung Quốc quan tâm tới từng chi tiết nhỏ trong cấu tạo của chiếc F-14 Tomcat trong chuyến thăm quan này. Nguồn ảnh: Sina. |
Việc Trung Quốc có thể xin được phép chế tạo F-14 theo đường "chính ngạch" từ Mỹ là khá khó khăn do Quốc hội nước này chắc chắn sẽ không đồng ý chuyển giao công nghệ chế tạo F-14 cánh cụp cánh xòe cho Trung Quốc, tuy nhiên Trung Quốc hoàn toàn có thể kiếm được những chiếc F-14 còn hoạt động tốt từ Iran bằng cách vung tiền ra mua theo đường "tiểu ngạch". Nguồn ảnh: Sina. |
Giống với Su-27, những chiếc F-14 của Mỹ cũng được thiết kế để có thể phóng đi được từ trên tàu sân bay và chắc chắn phía Trung Quốc cũng đã tính đến chuyện nước này sẽ sở hữu tàu sân bay trong tương lai từ những năm... 90 của thế kỷ trước nên F-14 Mỹ và Su-27 Nga mới lọt vào tầm mắt "nội địa hóa" của nước này. Nguồn ảnh: Sina. |
Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì mà cuối cùng phía Trung Quốc lại lựa chọn việc mua và sao chép Su-27 thay cho những chiếc F-14 cơ bắp đầy mạnh mẽ của Mỹ. Tuy vậy, dù lý do có là gì thì việc chọn phát triển loại chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc từ mẫu Su-27 của Nga cũng là lựa chọn rất đúng đắn vì mẫu Su-27 được đánh giá là một trong những mẫu chiến đấu cơ thành công nhất mọi thời đại. Nguồn ảnh: Sina. |
Với F-14, về mặt kỹ thuật thì F-14 được xếp ngang với Su-27, cùng được xếp hạng vào loại chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, cùng có khả năng mang vác vũ khí cực đỉnh, thậm chí F-14 còn vượt trội hơn về khả năng mang vũ khí (tối đa 6,6 tấn so với 4,4 tấn ở Su-27). Nguồn ảnh: Sina. |
Tuy nhiên, thiết kế cánh cụp cánh xòe quá đặc trưng trên chiếc F-14 rất khó kiểm soát, phức tạp trong bảo dưỡng. Hiện nay, các loại máy bay cánh cụp cánh xòe cũng không còn được phát triển. Đa số các máy bay dùng kiểu cánh độc đáo này còn hoạt động tới nay đều được chế tạo từ thời chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Sina. |
Có thể nói, lựa chọn đầu tư vào phát triển Su-27SK với tên nội địa J-11 của Trung Quốc là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn và tính tới hiện tại, Không quân Hồi giáo Iran là lực lượng duy nhất còn sử dụng F-14 trong biên chế chính thức của mình khi Mỹ đã cho những chiến đấu cơ này nghỉ hưu toàn bộ từ năm 2006. Nguồn ảnh: Sina. |