Tiết lộ gây "sốc" lý do khiến 22% tiêm kích F-35 nằm đất

(Kiến Thức) - Các nhà cung cấp phụ tùng cho chương trình tiêm kích tàng hình F-35 không đáp ứng được tiến độ giao hàng khiến 22% máy bay không thể bay.

Reuters dẫn nguồn tin Văn phòng Kiểm toán Mỹ cho biết Tập đoàn Lockheed Martin, nhà thầu chính chương trình tiêm kích tàng hình F-35 không thể cung cấp đủ phụ tùng cho các máy bay đã bàn giao cho Không quân và Thủy quân Lục chiến.

Báo cáo cho biết từ tháng 1 đến ngày 7/8, 22% máy bay F-35 không thể bay do thiếu phụ tùng thay thế. Một đại diện Lockheed Martin cho biết công ty đang làm việc với Văn phòng Điều phối chương trình F-35 để rà soát lại toàn bộ chi phí cho mỗi giờ bay, từ đó áp dụng các phương pháp giảm thiểu chi phí hoạt động và duy trì F-35.

Sự thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chương trình F-35 trong nhiều năm. Một phần của vấn đề này là do lỗi kế hoạch không đầy đủ và kinh phí tài trợ không tính đến khoản dự phòng trong thời gian dài.

Ngoài ra, việc phụ thuộc quá nhiều vào linh kiện mới mà chậm trễ trong việc thiết lập khả năng sửa chữa phụ tùng góp phần làm cho vấn đề thêm trầm trọng. Lầu Năm Góc đang duy trì hoạt động khoảng 250 tiêm kích F-35 và có kế hoạch tăng gấp 3 lần số lượng vào năm 2021.

Tiet lo gay "soc" ly do khien 22% tiem kich F-35 nam dat
 F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ hạ cánh trên tàu đổ bộ. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Trong tháng 2, Lầu Năm Góc đã ký thỏa thuận với Lockheed Martin mua 90 chiếc F-35 với đơn giá 95 triệu USD/chiếc, rẻ hơn so với 102 triệu USD/chiếc trước đó. F-35 được sản xuất với 3 phiên bản, trong đó, F-35A dùng cho không quân, F-35C dùng cho hải quân và F-35B cất hạ cánh thẳng đứng dùng cho thủy quân lục chiến.

Đây là chương trình máy bay chiến đấu lớn nhất lịch sử hàng không với kinh phí dự kiến hơn 1.500 tỷ USD. Ngoài Mỹ là khách hàng chính, chương trình còn có sự tham gia của 10 nước đối tác.

Chương trình máy bay F-35 đang đối mặt với nhiều vấn đề từ lỗi kỹ thuật, chậm tiến độ và phát sinh chi phí. Hiệu suất chiến đấu của máy bay này cũng là vấn đề gây tranh cãi. Dù F-35 còn nhiều vấn đề gây tranh cãi nhưng không thể phủ nhận nó là một trong những chiến đấu cơ hàng đầu thế giới hiện nay.

Lổ hổng chí mạng "dở khóc dở cưới" của siêu cơ F-35

(Kiến Thức) - Được cho là chiến đấu cơ đắt nhất thế giới nhưng tiêm kích tàng hình F-35 vẫn tồn tại những lổ hổng chí mạng dở khóc dở cười.

Tờ Defense News cho biết, do lo ngại phi công lái tiêm kích tàng hình F-35 có thể bị thương khi phóng ra khỏi máy bay trong tình trạng khẩn cấp. Nên quân đội Mỹ tiếp tục cấm phi công có cân nặng dưới 62kg lái F-35, mà vấn đề này dự kiến đến năm 2018 mới có thể giải quyết. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề đầu tiên của F-35, càng không phải là vấn đề cuối cùng.
F-35 không thể bay vào mùa hè

Mỹ cay đắng thừa nhận F-35 vẫn còn tồi tệ hại

(Kiến Thức) - Việc phải chi thêm hàng triệu USD nâng cấp hoàn thiện tiêm kích tàng hình F-35 là sự thừa nhận của chính giới Mỹ về chất lượng dòng máy bay "ít tài nhiều tật" này.

Hãng thông tấn Sputnik đưa tin cho hay, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ký kết ít nhất 2 hợp đồng với tổng giá trị 114 triệu USD để tiếp tục hoàn thiện các tiêm kích tàng hình F-35 của này nước sau hàng loạt các vấn đề mà theo Washington là khiến F-35 vẫn chưa thực sự đủ tốt để đưa vào trang bị.
Theo đó, hợp đồng đầu tiên là với Tập đoàn quốc phòng United Technologies - nhà thầu chính cung cấp các động cơ phản lực Pratt & Whitney dành cho những chiếc F-35. Hợp đồng này có trị giá ước tính 33 triệu USD nhằm cải thiện mẫu động cơ phản lực Pratt & Whitney F135 "ít tài nhiều tật" của F-35.

Tin mới