Tiết lộ “gây sốc nặng” về xe tăng T-90 của Ấn Độ

Tiết lộ “gây sốc nặng” về xe tăng T-90 của Ấn Độ

(Kiến Thức) - Hóa ra các xe tăng T-90 mà Ấn Độ mới ký mua của Nga không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động, do đó khiến khả năng phòng thủ bị suy giảm.

Xem toàn bộ ảnh
Defensenews vừa tiết lộ thông tin gây "sốc", hóa ra lô xe tăng T-90MS mà Ấn Độ đang mua thêm từ Nga sẽ không có hệ thống phòng vệ chủ động tiên tiến. Các giới chức Ấn Độ đang hối hả thúc giục việc chính quyền và quân đội nghiên cứu mua hệ thống bảo vệ trong nước. Nguồn ảnh: Indian Defence Analysis
Defensenews vừa tiết lộ thông tin gây "sốc", hóa ra lô xe tăng T-90MS mà Ấn Độ đang mua thêm từ Nga sẽ không có hệ thống phòng vệ chủ động tiên tiến. Các giới chức Ấn Độ đang hối hả thúc giục việc chính quyền và quân đội nghiên cứu mua hệ thống bảo vệ trong nước. Nguồn ảnh: Indian Defence Analysis
Theo Defensenews dẫn lời quan chức cấp cao Quân đội Ấn Độ, nước này muốn mua hệ thống bảo vệ chủ động tiến tiến lắp cho 464 xe tăng T-90MS trị giá 2 tỷ USD được ký mua tháng 11/2016. Đặc biệt, vị quan chức này cho biết là hiện không có xe tăng nào trong Quân đội Ấn Độ gồm cả hơn 1.000 chiếc  xe tăng T-90 đang phục vụ không có hệ thống phòng vệ chủ động. Nguồn ảnh: Tanks Encyclopedia
Theo Defensenews dẫn lời quan chức cấp cao Quân đội Ấn Độ, nước này muốn mua hệ thống bảo vệ chủ động tiến tiến lắp cho 464 xe tăng T-90MS trị giá 2 tỷ USD được ký mua tháng 11/2016. Đặc biệt, vị quan chức này cho biết là hiện không có xe tăng nào trong Quân đội Ấn Độ gồm cả hơn 1.000 chiếc xe tăng T-90 đang phục vụ không có hệ thống phòng vệ chủ động. Nguồn ảnh: Tanks Encyclopedia
Hiện các xe tăng T-90 phiên bản nội địa của Nga được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 có khả năng gây nhiễu tín hiệu dẫn đường của tên lửa chống tăng ngắm vào xe. Nguồn ảnh: UralVagonZavod
Hiện các xe tăng T-90 phiên bản nội địa của Nga được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 có khả năng gây nhiễu tín hiệu dẫn đường của tên lửa chống tăng ngắm vào xe. Nguồn ảnh: UralVagonZavod
Tuy nhiên, đáng chú ý là quan chức BQP Ấn Độ đã từ chối hệ thống phòng vệ chủ động từ Nga vì lý do kỹ thuật. Hiện họ vẫn chưa quyết định sẽ chọn nhà thầu nào khác. Nguồn ảnh: ebay
Tuy nhiên, đáng chú ý là quan chức BQP Ấn Độ đã từ chối hệ thống phòng vệ chủ động từ Nga vì lý do kỹ thuật. Hiện họ vẫn chưa quyết định sẽ chọn nhà thầu nào khác. Nguồn ảnh: ebay
Tuy thiếu thành phần bảo vệ quan trọng, thế nhưng theo quan chức Ấn Độ thì New Delhi hài lòng với các xe tăng T-90S và T-90MS nâng cấp từ Nga. Đặc biệt là phương án T-90MS được trang bị hệ thông trinh sát hiện đại, không gian bên trong thoải mái cho kíp lái và khả năng sống sót tốt hơn. Nguồn ảnh: Army Recognition
Tuy thiếu thành phần bảo vệ quan trọng, thế nhưng theo quan chức Ấn Độ thì New Delhi hài lòng với các xe tăng T-90S và T-90MS nâng cấp từ Nga. Đặc biệt là phương án T-90MS được trang bị hệ thông trinh sát hiện đại, không gian bên trong thoải mái cho kíp lái và khả năng sống sót tốt hơn. Nguồn ảnh: Army Recognition
Mặc dù đã đặt bút ký mua 464 xe tăng T-90MS với yêu cầu sản xuất phần lớn trong nước, thế nhưng các quan chức Ấn Độ vẫn đang tranh cãi quyết liệt về khả năng các nhà máy quốc doanh của nước này có đáp ứng nổi tốc độ sản xuất. Bên cạnh đó, người Ấn cho rằng trình độ nội địa hóa T-90 được sản xuất ở nhà máy HVF Avadi là rất thấp vì Nga không giao đầy đủ công nghệ cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Indian Defence Analysis
Mặc dù đã đặt bút ký mua 464 xe tăng T-90MS với yêu cầu sản xuất phần lớn trong nước, thế nhưng các quan chức Ấn Độ vẫn đang tranh cãi quyết liệt về khả năng các nhà máy quốc doanh của nước này có đáp ứng nổi tốc độ sản xuất. Bên cạnh đó, người Ấn cho rằng trình độ nội địa hóa T-90 được sản xuất ở nhà máy HVF Avadi là rất thấp vì Nga không giao đầy đủ công nghệ cho Ấn Độ. Nguồn ảnh: Indian Defence Analysis
Hiện Lục quân Ấn Độ có trong biên chế số lượng xe tăng T-90 nhiều nhất thế giới, vượt trên cả Nga, đến 1.250 chiếc T-90S được chế tạo phần lớn tại Ấn Độ theo giấy phép bản quyền từ Nga. Tuy nhiên, việc mua T-90 được chia làm 3 hợp đồng: hợp đồng đầu tiên ký năm 2001 mua 310 T-90S; hợp đồng thứ 2 ký năm 2006 mua 330 chiếc và hợp đồng thứ 3 trị giá 1,23 tỷ USD mua 347 chiếc T-90 nâng cấp hiện đại hơn. Nguồn ảnh: The Economic times
Hiện Lục quân Ấn Độ có trong biên chế số lượng xe tăng T-90 nhiều nhất thế giới, vượt trên cả Nga, đến 1.250 chiếc T-90S được chế tạo phần lớn tại Ấn Độ theo giấy phép bản quyền từ Nga. Tuy nhiên, việc mua T-90 được chia làm 3 hợp đồng: hợp đồng đầu tiên ký năm 2001 mua 310 T-90S; hợp đồng thứ 2 ký năm 2006 mua 330 chiếc và hợp đồng thứ 3 trị giá 1,23 tỷ USD mua 347 chiếc T-90 nâng cấp hiện đại hơn. Nguồn ảnh: The Economic times
Phiên bản xe tăng T-90S xuất khẩu cho Quân đội Ấn Độ được sửa đổi trên cơ sở phiên bản tiêu chuẩn của Quân đội Nga T-90A. Điểm sửa đổi chủ yếu là nâng cấp lắp động cơ công suất 1.000 mã lực được chế tạo ở nhà máy máy kéo Chelyabinsk. Nguồn ảnh: ImgJunk
Phiên bản xe tăng T-90S xuất khẩu cho Quân đội Ấn Độ được sửa đổi trên cơ sở phiên bản tiêu chuẩn của Quân đội Nga T-90A. Điểm sửa đổi chủ yếu là nâng cấp lắp động cơ công suất 1.000 mã lực được chế tạo ở nhà máy máy kéo Chelyabinsk. Nguồn ảnh: ImgJunk
Tuy nhiên, chiếc xe tăng T-90S của Ấn Độ như đã biết không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 mà chỉ được trang bị thêm giáp phản ứng nổ Kontakt-5 gắn ngoài giáp chính. Nguồn ảnh: Pakistan Defence
Tuy nhiên, chiếc xe tăng T-90S của Ấn Độ như đã biết không được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động Shtora-1 mà chỉ được trang bị thêm giáp phản ứng nổ Kontakt-5 gắn ngoài giáp chính. Nguồn ảnh: Pakistan Defence
Hỏa lực của xe tăng T-90S Ấn Độ được giữ nguyên với pháo nòng trơn 2A46M 125mm có thể bắn nhiều loại đạn, gồm cả đạn tên lửa Relfeks bắn xa 100m tới 6km, xuyên giáp dày 950mm sau ERA. Hỏa lực phụ có đại liên 12,7mm trên nóc và đại liên 7,62mm đồng trục pháo chính. Nguồn ảnh: ltaaa
Hỏa lực của xe tăng T-90S Ấn Độ được giữ nguyên với pháo nòng trơn 2A46M 125mm có thể bắn nhiều loại đạn, gồm cả đạn tên lửa Relfeks bắn xa 100m tới 6km, xuyên giáp dày 950mm sau ERA. Hỏa lực phụ có đại liên 12,7mm trên nóc và đại liên 7,62mm đồng trục pháo chính. Nguồn ảnh: ltaaa
T-90 được trang bị hệ thống nạp đạn tự động kiểu băng chuyền với 22 viên đạn, tốc độ nạp mỗi viên 5-8 giây. Nguồn ảnh: Pakistan Defence
T-90 được trang bị hệ thống nạp đạn tự động kiểu băng chuyền với 22 viên đạn, tốc độ nạp mỗi viên 5-8 giây. Nguồn ảnh: Pakistan Defence
Xe tăng T-90 đạt tốc độ tối đa 60km/h trên đường bằng phẳng, dự trữ hành trình (chưa tính nhiên liệu phụ) đến 500km. Nguồn ảnh: Flickr Hive Mind
Xe tăng T-90 đạt tốc độ tối đa 60km/h trên đường bằng phẳng, dự trữ hành trình (chưa tính nhiên liệu phụ) đến 500km. Nguồn ảnh: Flickr Hive Mind

GALLERY MỚI NHẤT