Tiết lộ khả năng liên minh Nga -Trung chống phương Tây

(Kiến Thức) - Đại sứ Đức tại Trung Quốc cho hay, dù có một số quan điểm chung, song Nga-Trung không có khả năng hình thành liên minh để đối chọi phương Tây.

Tiết lộ khả năng liên minh Nga -Trung chống phương Tây
Trao đổi với tờ Bưu Điện Hoa Nam, Đại sứ Đức tại Trung Quốc Michael Clauss cho biết, sẽ là điều cường điệu khi nói rằng, Nga-Trung hình thành một khối thống nhất bởi vì “nhiều quan điểm khác nhau về các vấn đề” giữa họ vẫn còn tồn tại, bao gồm cả khủng hoảng Ukraine.
Tổng thống Nga Putin (đứng bên trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong buổi lễ ký kết các thỏa thuận của hai nước tại Thượng Hải ngày 21/5/2014.
 Tổng thống Nga Putin (đứng bên trái) và Chủ tịch Tập Cận Bình trong buổi lễ ký kết các thỏa thuận của hai nước tại Thượng Hải ngày 21/5/2014.
Ở hội nghị Hội nghị cấp cao lần thứ tư về Phối hợp hành động và Các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) tại Thượng Hải hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố phản đối việc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác và phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương. Nhiều chuyên gia nhận định, đó là động thái nhắm vào Mỹ.
Cần phải nói, Bắc Kinh xem sự hỗ trợ an ninh của Washington đối với Nhật Bản và Philippines, hai quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc lần lượt ở Hoa Đông và Biển Đông, là một động thái ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia của họ. Để củng cố quan hệ giữa họ, Nga và Trung Quốc gần đây tổ chức cuộc tập trận hải quân ở vùng Hoa Đông.
Tuy nhiên, Đại sứ Clauss chỉ ra rằng, Trung Quốc đã không luôn luôn đứng vê phía Nga. Trong khi không đưa ra các chỉ trích Moscow trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Bắc Kinh đã bỏ phiếu trắng (thay vì phủ quyết) trong phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc ra nghị quyết vụ sáp nhập Crimea vào Liên bang Nga.
“Trung Quốc đã không ủng hộ các hành động của Nga ở Ukraine. Điều này trở nên rõ ràng ở phiên họp trên”, ông nói.
Cùng với đó, nhà ngoại giao Đức cũng đánh giá thấp về triển vọng của thỏa thuận mua bán khí đốt lịch sử giữa Nga và Trung Quốc, một động thái gắn kết quan hệ hai nước theo nhận định của các nhà quan sát.
Bản thỏa thuận trị giá 400 tỷ USD nêu rõ, Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm thông qua tuyến đường ống “Sức mạnh Siberia”. Hai nước đã mất tới hơn 10 năm thương thảo vì chưa thống nhất về mức giá bán khí đốt. Tuy nhiên, cuộc đàm phán này đã đi tới hồi kết vào hồi tháng 5 khi ông Putin đến thăm Thượng Hải.
“Ấn tượng của tôi đó là rất nhiều người ở Nga hi vọng, Trung Quốc sẽ sốt sắng với các cuộc đàm phán khí đốt đó. Cuối cùng, Nga lại là nước đưa ra nhiều nhượng bộ để đạt thỏa thuận về giá cả”, Đại sứ Clauss nói.

Sáp nhập Crimea, Nga phá vỡ mưu đồ hiểm của Trung Quốc

(Kiến Thức) - Theo các chuyên gia, việc Nga sáp nhập Crimea đã phá vỡ kế hoạch đầy tham vọng tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tới các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ)

Sáp nhập Crimea, Nga phá vỡ mưu đồ hiểm của Trung Quốc
Việc Nga bất ngờ sáp nhập Crimea hồi tháng 3 được phương tây nhận định là một bước đi chống lại chính phủ thân phương tây ở Kiev của Moscow. Tuy nhiên mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng giữa Ukraine và Trung Quốc cũng có thể là một lý do khác.
Quan hệ Trung Quốc – Ukraine trước khi Nga sáp nhập Crimea

Căng thẳng giàn khoan HD981: Nga nghiêng về Trung Quốc hay Việt Nam?

(Kiến Thức) - Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông, cụ thể ở giàn khoan Hải Dương 981 (HD981), Mỹ nói suông còn Nga bận rộn với Ukraine, có đóng vai trò nào trong cuộc khủng hoảng này?

Căng thẳng giàn khoan HD981: Nga nghiêng về Trung Quốc hay Việt Nam?
Nga đang xích lại gần Trung Quốc

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin?

(Kiến Thức) - Các chiến lược gia quân sự phương Tây đang nghiên cứu khả năng xảy ra và biện pháp ngăn chặn cuộc chiến giữa các cường quốc thế giới. 

Cuộc chiến lớn có thể nổ ra do Nga, Trung quá tự tin?
Mặc dù phương Tây vẫn chưa quên trải nghiệm về cuộc đối đầu Chiến tranh lạnh với Moscow, các quan chức phương Tây cho rằng việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea đã khiến các quốc gia NATO đưa ra các giả thuyết chiến lược và nghiên cứu về nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh truyền thống và hạt nhân.
Các điểm nóng có nguy cơ xung đột

Tin mới