Tiết lộ lương khủng của người tư vấn ODA tại TP.HCM

Những quản lý người nước ngoài làm công việc tư vấn cho một số dự án ODA tại TP.HCM có thể nhận mức lương lên tới 500 triệu đồng/tháng.

Tiết lộ lương khủng của người tư vấn ODA tại TP.HCM
Những quản lý người nước ngoài làm công việc tư vấn cho một số dự án ODA tại TP.HCM có thể nhận mức lương lên tới 2,5 triệu Yen Nhật/tháng. Số tiền này tương đương với 500 triệu đồng.
Thông tin trên được ông Hoàng Như Cương – Phó Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM đưa ra trong buổi làm việc của cơ quan này với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội vào chiều ngày 31/7.
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân nói chuyện với một kỹ sư Nhật Bản tại buổi lễ khởi công tuyến đường sắt số 1 vào tháng 8/2012.
 Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân nói chuyện với một kỹ sư Nhật Bản tại buổi lễ khởi công tuyến đường sắt số 1 vào tháng 8/2012.
Trước đó, đề cập đến nguy cơ thiếu hụt lao động sau khi phía đối tác chuyển giao công nghệ vận hành tuyến đường sắt đô thị, ông Cương cho biết, đối với tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), sau khi đưa vào hoạt động nhà thầu về cơ điện (Nhật Bản) sẽ chịu trách nhiệm thuê người và bảo dưỡng trong 5 năm.
Sau 5 năm đó nguồn nhân lực bên thành phố sẽ tiếp cận và chuyển giao kỹ năng. Tuy nhiên từ đó sẽ nảy sinh vấn đề về lương, bởi những người đang làm việc tại đây khi chuyển giao cho công ty Việt Nam quản lý sẽ “đương nhiên lương sẽ bị giảm do đó rất khó khăn trong việc giữ người”.
Cũng liên quan đến việc này, ông Cương chia sẻ, hiện tại Ban quản lý đường sắt đô thị đã được UBND Thành phố “chiếu cố” được hưởng lương gấp 2,7 lần so với lương sự nghiệp. Như vậy một kỹ sư sẽ được khoảng 6 triệu đồng/tháng.
“Tuy nhiên nếu so với tiền trả cho tư vấn nước ngoài thì một ông quản lý nước ngoài tối thiểu nhận 2,5 triệu Yen, tương đương với 25.000 USD, còn giám đốc phải trên 30.000 USD. Với các dự án của ADB (Ngân hàng phát triển Châu Á), WB (Ngân hàng thế giới) cũng tương đương như vậy”, ông Cương nói.
Phát biểu về vấn đề này, ông Tất Thành Cang – Phó Chủ tịch UBND Thành phố thừa nhận, với mức lương hiện nay, “không thể thuê được chuyên gia làm việc trong cơ chế sự nghiệp của chúng ta”.
Ông cho rằng thành phố cần có chế độ đãi ngộ đãi ngộ với trí thức. “Thậm chí là chúng ta lấy chi phí quản lý để thuê những chuyên gia giỏi với mức lương phải cao và tương xứng để người ta làm cho mình trong bao nhiêu năm đó với một số dự án” – ông Cang nói.
Trong khi đó ông Phạm Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng: “Chính sách là do mình làm ra chứ có phải ai làm ra đâu, cái gì không phù hợp mình phải tự điều chỉnh. Mức lương này là tự mình trả cho mình”. Sau đó ông Dũng đề nghị Ban quản lý dự án đưa ra những bất cập để đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét.

Gần 21 tỷ USD vốn ODA chưa được giải ngân: Buồn hay vui?

Năm 2013, Việt Nam giải ngân được hơn 5,1 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi, tăng 23% so với năm trước. Dẫu vậy, tổng vốn ODA chưa giải ngân ở Việt Nam vẫn còn rất lớn, lên tới gần 21 tỷ USD.

Gần 21 tỷ USD vốn ODA chưa được giải ngân: Buồn hay vui?
Hội nghị thúc đẩy giải ngân các chương trình, dự án ODA (được hiểu là nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với các nước kém hoặc đang phát triển) mới đây đã công bố số liệu đáng chú ý. Theo đó, năm 2013, Việt Nam giải ngân được hơn 5,1 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi, tăng 23% so với năm trước. Dẫu vậy, tổng vốn ODA chưa giải ngân ở Việt Nam vẫn còn rất lớn, lên tới gần 21 tỷ USD.
Nhiều chuyên gia lo ngại sự chậm trễ trong việc giải ngân sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, câu chuyện có đơn thuần dừng ở đó?

Lý do TQ bơm tiền xối xả dự án nhiệt điện VN

Nhiều chuyên gia đang bày tỏ mối quan ngại khi Trung Quốc không ngừng "bơm" tiền cho các doanh nghiệp "nhảy" vào lĩnh vực nhiệt điện ở Việt Nam.

Lý do TQ bơm tiền xối xả dự án nhiệt điện VN
Thực tế đã thấy, các dự án nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc triển khai đang vấp phải nhiều vấn đề bất cập. Liệu cơ quan đang nắm trong tay chiến lược của ngành điện - EVN, đã lường trước sự cố hay còn chờ... nước đến chân mới nhảy?
Ưu ái cho nhiệt điện

Hành trình đũa dùng 1 lần: dùng - vứt - thu nhặt - vào nhà hàng

(Kiến Thức) - Đũa dùng một lần đã qua sử dụng và bị vứt rác... lại được thu nhặt, rửa sạch, đóng gói mới, rồi cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn.

Hành trình đũa dùng 1 lần: dùng - vứt - thu nhặt - vào nhà hàng
Theo quan sát của người dân ở Vũ Hán (Trung Quốc), có một nhóm người thường xuyên đi nhặt những đôi đũa 1 lần dùng, đã qua sử dụng bị vứt rải rác trên mặt đường tại các quán ăn. Nhiều người dân bắt đầu tò mò trước hành động nhặt đũa của nhóm người lạ trên và muốn tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ của những đôi đũa 1 lần dùng này.
Theo quan sát của người dân ở Vũ Hán (Trung Quốc), có một nhóm người thường xuyên đi nhặt những đôi đũa 1 lần dùng, đã qua sử dụng bị vứt rải rác trên mặt đường tại các quán ăn. Nhiều người dân bắt đầu tò mò trước hành động nhặt đũa của nhóm người lạ trên và muốn tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ của những đôi đũa 1 lần dùng này. 
Biết được vụ việc trên, một phóng viên đã hóa trang để bắt quen với những người chuyên đi nhặt đũa qua sử dụng. Một trong số những người này cho biết, với những chiếc đũa nhặt được, họ có thể bán với giá 1 nhân dân tệ (khoảng 3.400 đồng) cho 40 đôi, bằng một nửa giá thị trường là 2 nhân dân tệ.
 Biết được vụ việc trên, một phóng viên đã hóa trang để bắt quen với những người chuyên đi nhặt đũa qua sử dụng. Một trong số những người này cho biết, với những chiếc đũa nhặt được, họ có thể bán với giá 1 nhân dân tệ (khoảng 3.400 đồng) cho 40 đôi, bằng một nửa giá thị trường là 2 nhân dân tệ.

Tin mới