(Kiến Thức) - Đó là những thành tựu nổi bật của quân sự Trung Quốc cổ đại, có ý nghĩa to lớn trong chiến tranh cũng như góp phần xoay chuyển bánh xe lịch sử.
Tâm Anh (theo China Whisper)
Xem toàn bộ ảnh
Cuốn Binh pháp cổ nhất thế giới: Cuốn Binh pháp Tôn Tử (“The Art of War”) là cuốn binh pháp cổ nhất thế giới. Tác phẩm này là một trong những thành tựu xuất sắc của quân sự Trung Quốc. Cuốn binh pháp lừng danh thế giới của Tôn Tử trên được cho là có từ 2.500 năm trước, do Tôn Tử viết vào cuối thời kỳ Xuân - Thu.
Đây cũng là một trong ba cuốn binh pháp nổi tiếng nhất thế giới cùng với cuốn "Về Chiến tranh" ("On War") của Clausewitz và cuốn "Ngũ Luân Thư" ("The Book of Five Rings") của Miyamoto Musashi. Cuốn Binh pháp Tôn Tử là kho báu giá trị được nhiều vị tướng cầm quân lẫn quan chức Trung Quốc cổ xưa ngưỡng mộ và học tập cách bày binh bố trận. Binh pháp này được dịch sang nhiều thứ tiếng như Pháp, Anh, Nhật, Nga, Đức.
Kính tiềm vọng đầu tiên trên thế giới: Trung Quốc phát minh kính tiềm vọng đầu tiên trên thế giới vào khoảng năm 200 TCN. Sử dụng nguyên lý phản chiếu của gương, dụng cụ này giúp con người nhìn thấy mọi việc diễn ra bên ngoài khu vực đặt phát minh này. Cụ thể, người ta đặt một tấm gương lớn trên cao và chậu nước nhỏ ở dưới. Từ đó, người ta có thể quan sát mọi động thái ở phía bên kia.
Súng thần công lâu đời nhất thế giới: Các chuyên gia đã khai quật được vũ khí cổ xưa này tại Wuwei, tỉnh Cam Túc. Vũ khí này dài 100 cm, nặng 108,5 kg. Khẩu pháp này được thiết kế khá đơn giản, được làm từ sắt. Theo các chuyên gia, loại vũ khí này từng được nhà Tây Hạ (1038-1227) sử dụng. Đây là khẩu pháo cổ nhất thế giới từng được phát hiện.
Nữ tướng đầu tiên trên thế giới: Phụ Hảo (Fu Hao) là nữ tướng đầu tiên trên thế giới. Bà là một trong số 60 phi tần của vua Vũ Đinh - vị vua thứ 22 của vương triều nhà Thương (1600- 1050 TCN). Bà cũng là là nữ tướng, nữ chính trị gia đầu tiên được ghi chép thành văn khắc trên đồ đồng xanh sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Nữ tướng hùng mạnh Phụ Hảo đã cùng vua Vũ Đinh chinh chiến nhiều chiến trường chống lại kẻ thù đất nước. Khi bà qua đời, hàng trăm hiện vật được chôn cất cùng nữ tướng Phụ Hảo như cung tên, rìu và nhiều vũ khí khác.