Tiết lộ sốc 3.000 hạt thủy tinh tàu vũ trụ TQ mang về

Tàu vũ trụ Hằng Nga 5 của Trung Quốc đã đem về Trái Đất bằng chứng cho thấy Mặt Trăng từng "sống dậy" 123 triệu năm trước.

Mặt Trăng từng được cho là một khối đá tĩnh lặng, chết chóc kể từ 2 tỉ năm về trước. Nhưng các mẫu đất mà tàu vũ trụ Hằng Nga 5 mang về Trái Đất đã kể một câu chuyện bất ngờ.
Theo Sci-News, TS Qiuli Li và các cộng sự từ Viện Địa chất và địa vật lý thuộc Viện Hàn lâm khoa học Trung Quốc đã phân tích khoảng 3.000 hạt thủy tinh từ các mẫu đất nói trên.
Lý do những hạt này được quan tâm là vì chúng rất có thể là thủy tinh núi lửa, thứ tiết lộ về thời kỳ mà vệ tinh của Trái Đất còn có hoạt động địa chất.
Rất bất ngờ, họ đã được 3 hạt trong số đó có nguồn gốc từ một hoạt động núi lửa chỉ 123 triệu năm trước, thông qua phương pháp định tuổi dựa trên đồng vị uranium - chì.
Tiet lo soc 3.000 hat thuy tinh tau vu tru TQ mang ve
Ảnh đồ họa mô tả một hoạt động núi lửa giải phóng các quả cầu thủy tinh nhỏ trên Mặt Trăng - Ảnh: T. Zhang & Y. Wang.
Trước đây, kết quả phân tích các mẫu khác thu thập được từ các sứ mệnh Apollo 16 của Mỹ, Luna 1 của Liên Xô và và chính Hằng Nga 5 khiến các nhà khoa học tin rằng Mặt Trăng từng có hoạt động núi lửa rộng rãi, nhưng chỉ từ 4,4 đến 2 tỉ năm trước.
Những phát hiện mới chứng minh rằng hoạt động núi lửa kéo dài lâu hơn nhiều so với những nghi ngờ trước đây, ít nhất là ở quy mô nhỏ hơn và cục bộ hơn.
Các hạt núi lửa vừa được tìm thấy chứa hàm lượng lớn kali, phốt pho và các nguyên tố đất hiếm được gọi là nguyên tố KREEP, có thể tạo ra nhiệt lượng phóng xạ.
Sự nóng lên cục bộ do các nguyên tố KREEP có thể làm tan chảy đá trong lớp phủ của Mặt Trăng, dẫn đến một lượng nhỏ magma phun trào lên bề mặt.
Điều này cũng gợi ý về sự làm giàu cục bộ các nguyên tố sinh nhiệt trong lớp phủ của thiên thể.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chíSciencenày một lần nữa ủng hộ mối hoài nghi rằng Mặt Trăng của chúng ta không phải một khối đá "chết" đã lâu.
Thậm chí, một số nghiên cứu trước đó cho thấy vẫn có một khe hở nhỏ cho sự sống tồn tại trên thế giới cằn cỗi này - có thể đến 2 lần trong quá khứ - mặc dù đến nay đã tuyệt chủng.
Trên Trái Đất, hoạt động địa chất đóng vai trò quan trọng để tạo nên một môi trường phù hợp cho sự sống.
Hơn hết, một cái gì đó vẫn nóng và vẫn hoạt động bên trong Mặt Trăng cũng làm tăng thêm hy vọng về việc tìm thấy các túi nước lỏng còn đâu đó trên thiên thể này, sẽ là nguồn tài nguyên tuyệt vời cho các căn cứ Mặt Trăng mà nhiều cơ quan vũ trụ khắp thế giới đang lên kế hoạch.

Trung Quốc tung bức ảnh lịch sử từ nửa tối Mặt Trăng

SCMP đưa tin ngày 6/6 cho hay, bức ảnh selfie lịch sử của Chang'e-6 (Trung Quốc) từ nửa tối của Mặt trăng được chụp bằng AI.

Cụ thể, “nhiếp ảnh gia” đằng sau hình ảnh lịch sử về tàu đổ bộ của sứ mệnh Chang'e-6 và quốc kỳ Trung Quốc trên bề mặt nửa tối của Mặt trăng là một chiếc rover mini nặng 5kg, sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI).

Sự thật bệnh lạ của 12 phi hành gia đầu tiên tới Mặt trăng

Ngày 16/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 đã vượt qua hành trình dài 380.000 km, mang theo ước mơ của cả nhân loại và hạ cánh thành công xuống Mặt trăng.

Ngày 16/7/1969, tàu vũ trụ Apollo 11 đã vượt qua hành trình dài 380.000 km, mang theo ước mơ của cả nhân loại và hạ cánh thành công xuống mặt trăng.

Armstrong là phi hành gia đầu tiên đặt chân lên mặt trăng, chỉ riêng bước đi nhỏ bé của ông đã là "bước đi khổng lồ của nhân loại". Bước đi này kéo dài 5.000 năm và chứng kiến giấc mơ bay lên mặt trong của con người.

Tin mới