Tiết lộ sốc của người chôn sống em bé ở Bình Hưng Hòa

Đưa tay chỉ về phần mộ nhỏ, đắp đất, không có bảng tên, bà Non nói, đó là “nhà” của em bé sơ sinh qua đời gần 30 năm trước.

4 giờ chiều, nắng nóng ở TP.HCM vẫn chưa giảm nhiệt. Bên trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân, TP.HCM), bà Trương Thị Non (57 tuổi, TP.HCM) đang phát cỏ, lau chùi rồi thắp hương cho từng ngôi mộ mà mình đang quản lý.
Bà Non cho biết, đến nay, bà đã có hơn 30 năm làm nghề chăm sóc mồ mả. Ngoài 800 ngôi mộ được thân nhân người đã khuất thuê quản lý giúp, bà còn thường xuyên hương khói cho những phần mộ vô danh nằm gần bên.
Đưa tay chỉ về phần mộ nhỏ, đắp đất, không có bảng tên, bà Non nói, đó là “nhà” của em bé sơ sinh qua đời gần 30 năm trước. Khi đó, bà Non mới bỏ công việc ở Ủy ban phường đi làm nghề này.
Tiet lo soc cua nguoi chon song em be o Binh Hung Hoa
 Đến nay, bà Trương Thị Non đã có hơn 30 năm làm nghề chăm sóc mồ mả.
Trong trí nhớ của bà Non, người đàn ông mang một túi bóng màu đen đến nghĩa trang đào đất chôn. Lúc đó, thành phố vào mùa nắng nóng. Bà Non đang dọn dẹp một ngôi mộ thì nghe tiếng khóc của trẻ con.
Càng đến gần, tiếng khóc càng lớn hơn. Nghi có chuyện chẳng lành, bà gọi thêm mấy người nữa đến yêu cầu người đàn ông mở túi nilon ra xem thì phát hiện một bé trai vẫn còn dây rốn, chân tay quẫy đạp, da đỏ ửng, khóc không ngớt.
Ngay lập tức, bà gọi công an đến lập biên bản. Người đàn ông cho biết, được trả 30 ngàn đồng để đi chôn bé sơ sinh. Khi nhận, người ta nói em đã chết.
Do trời nóng và bị bọc trong túi nilon lâu, em bé đã không qua khỏi. “Chúng tôi làm đủ cách mà không cứu được con. Tội nghiệp con, vừa sinh ra, không biết được bú giọt sữa mẹ nào không mà đã tạm biệt cuộc sống. Người đàn ông sau đó bị mời về cơ quan công an và chịu phạt”, bà Non nói.
Đến nay, phần mộ của em đang nằm trong khu mộ vô danh ở nghĩa trang. Hằng ngày, bà vẫn đến hương khói, dọn dẹp mộ cho bé.
Bà Non cho biết, những ngày mới hình thành, nghĩa trang Bình Hưng Hòa có rất nhiều người đã khuất được chôn cất tại đây. “Người ta cứ mang người chết đến chôn đại trà. Bây giờ, có rất nhiều ngôi mộ chẳng biết là của ai”, người phụ nữ năm nay 57 tuổi nói.
Bà còn nhớ câu chuyện của người mẹ lớn tuổi, mang con gái qua đời do băng huyết khi mới sinh đến chôn ở nghĩa trang. Đang đào đất chôn con thì trời đổ mưa. Phải đứng dưới mưa lâu, quần áo ướp nhẹp, bà vừa lấp đất cho con vừa run.
“Bà ấy ở dưới miền Tây, không thường xuyên đến hương khói cho con được nên nhờ tôi làm giúp. Lúc ra về, bà gửi 50 ngàn, nói phụ tôi tiền công. Tôi không lấy mà cho thêm bà 100 ngàn để đi xe về quê. Tôi chỉ bỏ chút thời gian để dọn mộ cho con cô ấy, chứ có mất chi phí nào đâu”, bà Non kể và cho biết, tận 17 năm sau, khi cháu ngoại lớn, có của ăn của để, người mẹ ấy mới đưa cháu ngoại lên gặp bà để tạ ơn.
Tiet lo soc cua nguoi chon song em be o Binh Hung Hoa-Hinh-2
 Nghĩa trang Bình Hưng Hòa đang trong giai đoạn giải tỏa. Ảnh: NLĐ
Theo bà Non, ở nghĩa trang có hàng ngàn ngôi mộ vô danh, không ai hương khói, cỏ mọc um tùm. Có những phần mộ lấp bằng đất, lâu ngày trời mưa, trâu bò giẫm đạp… nên bị san phẳng.
“Thời gian tới, nghĩa trang giải tỏa, không biết các phần mộ đó sẽ ra sao”, bà Non lo lắng. Hằng ngày, làm xong các phần mộ mình quản lý, bà lại đi thắp hương, dọn dẹp, đắp thêm đất cho những phần mộ vô danh kia. Hay những dịp lễ Tết, bà mua ít bánh kẹo, trái cây ra thắp hương cho người quá cố.
Ông Nguyễn Minh Nhựt, Phó chủ tịch UBND quận Bình Tân cho biết, hiện việc giải tỏa, di dời các phần mộ ở nghĩa trang đang trong giai đoạn 2. Tuy nhiên, dự án đang gặp khó khăn khi có đến 2.322 ngôi mộ chưa có thân nhân kê khai. Trong đó 1.082 ngôi mộ không có người nhà đến thăm nom. Sau này, nếu không có người thân đến nhận, chính quyền sẽ gửi tro cốt của các mộ này vào chùa Di Lặc, bên trong khuôn viên nghĩa trang Bình Hưng Hoà.

Ảnh: Hàng chục ngôi mộ bị đập phá bí ẩn ở Sài Gòn

(Kiến Thức) - Khu đất có hàng chục ngôi mộ bị đập phá nằm cạnh nghĩa địa xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè, TP HCM.

Anh: Hang chuc ngoi mo bi dap pha bi an o Sai Gon
 Chiều 12/5, trao đổi với PV Kiến Thức, Đại tá Nguyễn Văn Khừ - Trưởng Công an huyện Nhà Bè, TP HCM - xác nhận: "Các đơn vị nghiệp vụ của Công an huyện đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc hàng chục ngôi mộ bị đập phá bí ẩn trên địa bàn xã Nhơn Đức".

Cán bộ quỹ đất kê khống mồ mả, chiếm hàng trăm triệu đồng

Được giao nhiệm vụ giải quyết tiền đền bù trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi cho dân, ông Điệp lôi kéo thêm nhóm người lập khống hồ sơ mồ mả để chiếm hơn 400 triệu đồng.

Ngày 14/6, TAND TP Tam Kỳ (Quảng Nam), mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Huỳnh Điệp (34 tuổi) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng; Đoàn Nhơn (33 tuổi), Đoàn Văn Lực (42 tuổi), Đoàn Văn Cảnh (43 tuổi, cùng trú TP Tam Kỳ) về tội Lợi dụng chiếm đoạt tài sản và bị cáo Nguyễn Quốc Hội (37 tuổi) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo cáo buộc, tháng 10/2013, Điệp là cán bộ của Trung tâm phát triển quỹ đất TP Tam Kỳ (Quảng Nam), được giao nhiệm vụ kiểm kê bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (đoạn qua xã Tam Ngọc).

Tin mới