Tiết lộ sốc "sinh vật ngoài hành tinh": Xuất hiện đầy ở Nam Cực!
Trong những khám phá mới đây, các nhà khoa học ở Anh đã tin rằng chim cánh cụt “có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới”. Vì vậy việc nghiên cứu chúng có thể giúp chúng ta hiểu thêm về những loài sinh vật khác đến từ những thế giới khác.
Thùy Dung (T.H)
Xem toàn bộ ảnh
Nguyên nhân khiến các nhà khoa học Anh tin rằng, chim cánh cụt có thể là sinh vật từ hành tinh khác tới vì tìm thấy phosphine trong phân của loài chim này.
Họ đã vô cùng bối rối vì không biết tại sao phosphine có thể xuất hiện trên Trái đất, vì chất này được tin rằng tồn tại trên tận... sao Kim. Liệu sao Kim từng là nơi có sự sống và chim cánh cụt thực ra đến từ đó?
Để tìm hiểu xem vì sao trong phân chim cánh cụt có dấu vết của chất phosphine, các nhà khoa học đã lên kế hoạch sẽ nghiên cứu chim cánh cụt ở Nam Cực.
Tiến sĩ Dave Clements ở ĐH Imperial (London) cho biết, các nhà khoa học tin rằng việc tìm thấy chất phosphine trong phân chim cánh cụt là thật, nhưng chưa biết điều gì đã tạo ra chất này.
Liệu trong nhiều trường hợp, những điều mà chúng ta cứ mải mê tìm kiếm ở những nơi xa xôi ngoài vũ trụ rộng lớn thực ra lại ở ngay trước mắt mình?
Năm 2020, các nhà khoa học đã tìm ra những dấu vết của phosphine trong các tầng khí bao quanh sao Kim - vốn có nhiều điểm tương tự với Trái đất.
Trước đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng từ đống phân của chim cánh cụt lớn Nam Cực (king penguin, có tên khoa học Aptenodytes patagonicus), những khối khí nitrous oxide, hay còn có tên khí gây cười, bay ngập không trung trên vùng đảo hạ Nam Cực thuộc South Georgia.
Ở nơi đông cá thể chim cánh cụt nhất, lượng nitrous oxide cao hơn mức bình thường (trên cùng hòn đảo) tới 120 lần. Trong báo cáo nghiên cứu, giáo sư Elberling viết lượng khí gây cười cao hơn khoảng một trăm lần cánh đồng Đan Mạch mới được bón phân.
Tuy nhiên, không phải phân chim cánh cụt ngay lập tức phát ra thứ khí gây cười. Khi phân chứa đầy hợp chất giàu nitơ (có được nhờ khẩu phần ăn giàu cá và nhuyễn thể của cánh cụt) chạm đất, vi khuẩn trong đất biến đổi nitơ thành nitơ oxit, làm giàu không khí với chất khiến con người cười ngặt nghẽo.
Và lượng khí nitơ oxit phát ra không ảnh hưởng tới Trái Đất. Bo Elberling, trưởng nhóm nghiên cứu và cũng là tác giả chính của báo cáo, viết: “Sau khoảng một tiếng hít thở không khí nơi đây, một nhà nghiên cứu cười mất kiểm soát luôn. Tình huống quả thật căng”.
Theo lời giáo sư Elberling: “Phát hiện của chúng tôi cung cấp thêm thông tin về cách một đàn cánh cụt ảnh hưởng tới môi trường xung quanh chúng, một điểm rất thú vị bởi lẽ các đàn cánh cụt đang xuất hiện ngày một đông đảo”.
Vùng đảo hạ Nam Cực thuộc South Georgia là mái ấm của đàn chim cánh cụt lớn Nam Cực có số lượng đông đảo nhất thế giới; các nhà nghiên cứu ước tính nơi đây chứa tới 150.000 cặp chim cánh cụt.