Cale Klesko được hai người bạn giúp làm ấm cơ thể, giãn gân cốt trước khi bắt đầu học kung fu. |
Kojevnikoff luyện tập kung fu ở chùa Thiếu Lâm vào ngày 3/7/2014. |
Cale Klesko được hai người bạn giúp làm ấm cơ thể, giãn gân cốt trước khi bắt đầu học kung fu. |
Kojevnikoff luyện tập kung fu ở chùa Thiếu Lâm vào ngày 3/7/2014. |
Đầu tiên kể đến là Hoắc Nguyên Giáp. Ông
sinh năm 1869 ở Thiên Tân trong một gia đình nổi danh võ thuật (quê gốc ông ở huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc).
|
Hoắc Nguyên Giáp mất ở độ tuổi 40 nhưng tên tuổi ông luôn được nhắc đến như một anh hùng chấn hưng võ thuật Trung Quốc qua việc lập Tinh Võ thể dục hội ở Thượng Hải để khuyến khích người dân tập võ rèn luyện sức khỏe nhằm tự cường chống áp bức của phương Tây. |
Đặc biệt, thời Nguyên Giáp sống, nhiều võ sĩ Trung Quốc bị thua trước võ Nhật, quyền anh nên người Nhật khinh thường võ Trung Quốc và gọi người Trung Quốc là "Đông Á bệnh phu". Trong ảnh là một cảnh trong phim Hoắc Nguyên Giáp do Lý Liên Kiệt thủ vai chính. |
Qua một số trận thắng của Hoắc Nguyên Giáp trước các võ sĩ Nhật và nước ngoài, võ thuật Trung Quốc nói riêng, người Trung Quốc nói chung được cổ vũ mạnh mẽ. Do vậy Hoắc Nguyên Giáp được tôn thờ như một anh hùng trong lòng người Trung Quốc. Ảnh: Trịnh Y Kiện (giữa) vào vai Hoắc Nguyên Giáp trong bộ phim cùng tên. |
Cùng thời đó có Hoàng Phi Hồng cũng là một võ sư nổi tiếng của môn Hồng Gia Quyền. Ông từng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan đánh Nhật. Trong Cách mạng Tân Hợi lại được Lưu Vĩnh Phúc mời về dạy võ cho dân đoàn tỉnh Quảng Đông. |
Hoàng Phi Hồng là truyền nhân của Hồng Gia Quyền, loại quyền thuật tương truyền do Hồng Hy Quan, một cao đồ Thiếu Lâm tự sáng tạo ra. Tuy nhiên trong quá trình bôn tẩu, ông đã học hỏi thêm ngón vô ảnh cước và sau đó biến nó thành một kỹ thuật sở trường của mình. Trong ảnh là Lý Liên Kiệt đóng vai Hoàng Phi Hồng biểu diễn cước pháp. |
Hồng gia quyền của Hoàng Phi Hồng ngày nay được xếp đứng đầu trong 4 môn võ thuật danh gia là Hồng Vịnh Châu Thái (Hồng gia, Vịnh xuân, Châu gia, Thái lý phật). Trong ảnh là võ sư Triệu Chí Linh sử dụng công phu Thiết tuyến quyền của Hồng gia đóng trong phim "Tuyệt đỉnh công phu". |
Thời gian gần đây cái tên Diệp Vấn được nhiều người biết đến sau thành công vang dội của bộ phim cùng tên do Chung Tử Đơn đóng. Nhưng Diệp Vấn ngoài đời vĩ đại hơn nhiều. |
Ông là trưởng môn đời thứ 6 của phái Vịnh Xuân Quyền. Đồng thời ông cũng là người có công phát triển môn phái này ra thành phái lớn nhất thế giới. Đến nay có hàng triệu môn sinh với hàng chục chi phái ở hàng chục quốc gia theo học môn này. |
Ông cũng bỏ tâm sức đào tạo được nhiều học trò giỏi. Một trong số họ là Lý Tiểu Long - siêu sao võ thuật điện ảnh và cũng là người có công đầu trong việc quảng bá võ thuật Trung Quốc lên màn ảnh toàn thế giới. |
Một bức ảnh chụp hai thầy trò Diệp Vấn và Lý Tiểu Long. |
Đây là lúc Lý Tiểu Long đã thành danh ở Mỹ và trở về Hong Kong thăm thầy. |
Môn Thái Cực Quyền ngày nay là một môn võ phổ biến và được cả người trẻ lẫn già ham thích luyện tập. Công lao phổ biến môn đó thuộc về vị danh sư tên là Dương Trừng Phủ. |
Ông là cháu nội Dương Lộ Thiền - người đặt nền móng đầu tiên cho hệ phái Thái Cực Quyền Dương thức. |
Từ năm 1928 đến 1934 Dương Trừng Phủ đi khắp Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu rồi Quảng Châu, Thượng Hải để truyền bá Thái Cực Quyền. Ông cũng có thời gian dạy quyền trong quân đoàn Quảng Châu và quân đoàn Quảng Tây. |
Dương Trừng Phủ để lại cuốn "Phương pháp sử dụng Thái Cực Quyền" và cuốn "Thái Cực Quyền thể dụng toàn thư". Hai cuốn sách này đúc kết kinh nghiệm cả đời tập luyện và dạy võ của ông và là tài liệu căn bản để phổ biến Thái Cực Dương thức sau này. |
Trịnh Bình Như sinh năm 1918, người Lan Khê Chiết Giang. Bố là Trịnh Việt, hay còn gọi là Trịnh Anh Bá. Ông từng học tại trường Đại học Pháp Chính Nhật Bản, ông theo đuổi học thuyết cách mạng của Tôn Trung Sơn, gia nhập hội Đồng Minh, có thể nói ông là vị nguyên lão của Quốc Dân Đảng.
Mẹ bà là Hanako vốn là tiếu thư đài các của dòng họ Kimura nổi tiếng ở Nhật Bản. Hanako rất đồng tình với cách mạng Trung Quốc, hai người kết hôn với nhau rồi bà theo ông về nước, đổi tên thành Trịnh Hoa Quân. Hai người có 5 người con, Trịnh Bình Như là thứ nữ, từ nhỏ đã thông minh hơn người, khéo léo tài tình, lại theo mẹ học tiếng Nhật. Sau này, khi kháng chiến bùng nổ, Trịnh Bình Như kiên quyết tham gia vận động kháng Nhật cứu nước. Sau khi Thượng Hải thất thủ, vì có điều kiện ưu việt (có quan hệ xã hội và vốn tiếng Nhật tốt), bà bí mật tham gia tổ chức tình báo “Trung Thống” của Quốc Dân Đảng, khi đó bà mới 19 tuổi.
Bà là người thông minh sắc sảo, phong thái trang nhã, là người đẹp nổi tiếng của bến Thượng Hải thời bấy giờ. Bà được chọn làm người mẫu ảnh bìa của tạp chí “Lương Hữu” số 130 ra tháng 7 năm 1937, một tạp chí quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn nhất Trung Quốc thời đó. Nhưng vì thân phận đặc biệt của bà nên tên của bà chỉ được ghi chú là “Cô Trịnh”. Năm 2007, Lý An đã cho ra đời bộ phim “Sắc giới” dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Trương Ái Linh, nhân vật nữ chính của bộ phim Vương Giai Chi được khắc họa theo hình tượng của Trịnh Bình Như.
Trịnh Bình Như là một nhân viên tình báo xuất sắc, bà dựa vào các mối quan hệ của mẹ để giao thiệp các sĩ quan cấp cao của Nhật. Bà từng gặp gỡ thủ tướng Nhật Bản Fumimaro Konoe và được giới thiệu với con trai của thủ tướng. Konoe đã trúng tiếng sét ái tình khi gặp Trịnh Bình Như. Khi ấy, Trịnh Bình Như nghĩ, nếu bắt cóc thành công Konoe, thủ tướng Nhật sẽ phải nhượng bộ đình chiến, nhờ đó kết thúc chiến tranh giữa 2 nước.
Nhưng cấp trên ra lệnh cho bà dừng ngay “trò chơi” nguy hiểm này, thì Konoe mới thoát khỏi vận mệnh tù nhân chính trị của mình. Trịnh Bình Như dò la được tin tình báo quan trọng Uông Tinh Vệ “có động thái bất thường”, bà báo cáo với chính phủ Trùng Khánh qua đường dây bí mật, nhưng đáng tiếc khi đó chính phủ Trùng Khánh lại không coi trọng. Cho đến khi Uông Tinh Vệ rời Trùng Khánh đầu quân cho địch, thì mới biết đây là tin tình báo mà Trịnh Bình Như có được từ lâu. Cũng chính vì vậy, chính phủ bắt đầu xem trọng bà. Sau đó, họ giao nhiệm vụ giăng lưới tên hán gian Đinh Mặc Thôn cho bà.
Sau khi cuộc chiến bùng phát rộng, ủy viên Quân ủy Trung ương Quốc dân đảng, Thiếu tướng Đinh Mặc Thôn chạy về Thượng Hải, xây dựng một cơ quan mật vụ với mục tiêu phá hoại kháng chiến, tự xưng là đặc vụ Tổng bộ 76. Vì xuất thân từ cơ quan đặc vụ của Quốc dân đảng nên hắn nắm rất vững hoạt động của cơ quan quân sự cấp cao Trung Quốc và Quốc dân đảng. Vì vậy, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải quyết định đánh vào điểm yếu của hắn, dùng “mỹ nhân kế” tiêu diệt hắn. |
Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ háo sắc, nên khi được gặp Trịnh Bình Như xinh đẹp tuyệt trần hắn vui mừng khôn xiết, còn Trịnh Bình Như thì cải trang thành một thiếu nữ chưa từng trải, được cưng chiều nên rất cao ngạo, lúc gần lúc xa với Đinh Mặc Thôn, khiến Đinh Mặc Thôn càng chết mê chết mệt bà. Tổ chức Trung Thống thấy thời cơ đã chín muồi, liền chuẩn bị hành động. Lần đầu tiên, Trịnh Bình Như mời Đinh Mặc Thôn đến thăm nhà. Tổ chức bố trí vài nhân viên đánh úp gần nhà Trịnh Bình Như, nhưng Đinh Mặc Thôn vốn là một kẻ đa nghi, nên khi xe gần đến nhà Trịnh Bình Như hắn đã đổi ý quay xe bỏ đi. Nhiệm vụ ám sát thất bại. |
Cũng vào lúc này, tổ chức Trung Thống ở Thượng Hải đã đưa Trương Thụy Kinh lên làm chỉ huy, ông lập kế hoạch “thích Đinh” lần 2. Ông ra lệnh cho Trịnh Bình Như mua áo khoác mới và muốn ám sát Đinh Mặc Thôn ở cửa hàng đồ da Siberia. Thật không ngờ, lúc này Trương Thụy Kinh lại bị Lý Sỹ Quần "bắt giữ". Hai người từng là bạn bè với nhau, khi Trương Thụy Kinh và tổ chức đề ra kế hoạch “thích Đinh”, theo ý nguyện của phu nhân Lý Sỹ Quần, để đề phòng kế hoạch bị lộ, họ đã bảo vệ Trương Thụy Kinh, còn tổ chức Trung Thống Thượng Hải không thấy gì bất thường bèn theo kế hoạch đã bàn. |
Ngày 21/12/1939 Đinh Mặc Thôn đến ăn cơm ở nhà một người bạn ở Hộ Tây, hắn gọi điện mời Trịnh Bình Như tham gia, ngay lập tức, bà đến Hộ Tây “hộ tống” Đinh Mặc Thôn đến tối. Sau bữa tối, Đinh muốn đến Hồng Khẩu, bà lại muốn đến đường Nam Kinh, hai người ngồi cùng xe, khi xe chạy qua cửa hàng đồ da Siberia ở đường Tịnh An, Trịnh Bình Như đột nhiên muốn mua một chiếc áo khoác và nài nỉ Đinh vào chọn giúp bà. |