Tiểu hành tinh từng diệt khủng long tạo sóng thần trên Trái đất?

(Kiến Thức) - Theo nghiên cứu mới, tiểu hành tinh giết khủng long tấn công Trái đất khoảng 66 triệu năm trước, đồng thời đã tạo ra một cơn sóng thần khổng lồ, giết chết khoảng 3/4 số loài động vật và thực vật trên khắp thế giới.

Tiểu hành tinh từng diệt khủng long tạo sóng thần trên Trái đất?

Một nhóm các nhà khoa học đào sâu vào miệng núi lửa Chicxulub, đó là vết sẹo còn sót lại từ tác động nằm trên bán đảo Yucatan ở Mexico. Ở đó, họ đã lấy được những tảng đá kích thước từ giữa 1.640 feet đến 4.260 feet (500 mét và 1.300 mét) nằm bên dưới bề mặt.

Tieu hanh tinh tung diet khung long tao song than tren Trai dat?
Nguồn ảnh: Space. 

"Nghiên cứu này giúp trả lời câu hỏi về chính xác những gì đã xảy ra ngay sau khi xảy ra một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Trái đất", đồng tác giả Kliti Grice, nhà địa lý học tại Đại học Curtin, Australia, cho biết.

Tác động của tiểu hành tinh này không chỉ gây tử vong cho khủng long, Grice lưu ý, mà nó còn giết chết khoảng 3/4 số loài động vật và thực vật trên khắp thế giới.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các mẫu vòng địa chất cực đại của lõi miệng núi lửa, tìm kiếm các phân tử như hydrocarbon thơm đa vòng (PAH), là các hợp chất hữu cơ có chứa carbon và hydro.

Trong các mẫu, các nhà khoa học đã tìm kiếm một PAH gọi perylene, xuất phát từ sắc tố do nấm gỗ tạo ra.

"Sự hiện diện hợp chất này cho thấy một cơn sóng thần cao vài trăm mét đã làm ngập miệng núi lửa trong vài ngày sau khi xảy ra vụ va chạm tiểu hành tinh", Grice nói. "Sự phong phú của perylene trong miệng núi lửa là kết quả bởi các mảnh vụn đất và thực vật ngậm nước do sóng thần mang đến tạo ra”.

Hậu quả của tác động là thảm khốc: đầu tiên, một địa ngục hình thành nhanh chóng, sau đó là một thời gian dài Trái đất ngập trong biển nước. Hầu hết các loài còn sống vào thời điểm đó không thể chịu đựng được sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và bị diệt vong. "Thảm họa đã chiên chúng và sau đó ngâm chúng trong nước", tác giả chính Sean Gulick, nhà địa chất học tại Đại học Texas, Austin, nói trong một tuyên bố.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực. 

Không có dấu hiệu nước, sự sống trên tiểu hành tinh Ryugu?

(Kiến Thức) - Tàu vũ trụ Hayabusa2 của Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản ( JAXA ) đã không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào về nước trên tiểu hành tinh Ryugu, chấm dứt hi vọng về sự sống tồn tại ở nơi này. 

 

Không có dấu hiệu nước, sự sống trên tiểu hành tinh Ryugu?
Kể từ khi đến tiểu hành tinh Ryugu vào tháng 6 năm nay, đầu dò Tàu vũ trụ Hayabusa2 đã nghiên cứu 54.000 điểm trên bề mặt của nó.
Kết quả cho thấy tiểu hành tinh Ryugu được xếp vào loại tiểu hành tinh kiểu C, một loại tiểu hành tinh chứa hàm lượng carbon cao và thường có độ ẩm trong các tảng đá nằm rải rác trên bề mặt của chúng.

Tiểu hành tinh to ngang kim tự tháp Kheops tiến gần Trái đất

Vào ngày 28/8/2019, OU1 sẽ ở gần Trái đất hơn 40 lần so với Sao Kim.

Tiểu hành tinh to ngang kim tự tháp Kheops tiến gần Trái đất
Tieu hanh tinh to ngang kim tu thap Kheops tien gan Trai dat
Ảnh minh họa Newsweek. 
Theo NASA, một tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm, lớn hơn Kim tự tháp Giza, còn được gọi là Kim tự tháp Kheops, sẽ tiếp cận Trái đất vào cuối tháng 8, dữ liệu của cho thấy điều này.

Hé lộ bí ẩn các cơn gió lạ trên sao Thổ

(Kiến Thức) - Không giống như Trái đất, sao Thổ là một hành tinh khí, bao gồm chủ yếu là hydro và heli di chuyển xung quanh một cách trôi chảy. Các bí ẩn về những gì diễn ra bên trong sao Thổ đang dần hé lộ.

Hé lộ bí ẩn các cơn gió lạ trên sao Thổ

Những cơn gió mạnh được gọi là luồng gió phản lực di chuyển qua các vòng nhẫn ngoài của sao Thổ, nhưng nó ít khắc nghiệt hơn so với sao Mộc.

Đồng tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Navid Constantinou đến từ Đại học Quốc gia Úc (ANU) cho biết: "Khi kết thúc nhiệm vụ, tàu Cassini đã lao vào sao Thổ và thực hiện các phép đo chi tiết về trường gió hấp dẫn của Thổ tinh", ông nói.

Tin mới