Tím tái sau sinh, cẩn thận trẻ bị bệnh thần kinh

(Kiến Thức) - Trẻ bị tím tái sau khi sinh thường có dấu hiệu thần kinh, sang chấn não xuất hiện từng cơn và tần suất ngày càng tăng lên dù có thở oxy nhưng không đỡ.

Tím tái sau sinh, cẩn thận trẻ bị bệnh thần kinh
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Thông thường, tình trạng tím tái sau khi sinh là do phổi của trẻ chưa trưởng thành nên chức năng trao đổi oxy làm không tốt, đặc biệt là ở những trẻ đẻ thiếu tháng. Nguyên nhân là do tuần hoàn nhau thai bị ngưng trệ bởi sa dây nhau, rau tiền đạo, rau bong non... nên quá trình chuyển dạ bị thiếu oxy. Đồng thời, phế quản của trẻ bị tắc bởi nước ối và phân su, dẫn tới không khí không vào đến phổi; phổi bị tràn nước ối hoặc xẹp một vùng. 
Trẻ bị tím tái sau khi sinh thường có dấu hiệu thần kinh, sang chấn não xuất hiện từng cơn và tần suất ngày càng tăng lên dù có thở oxy nhưng không đỡ. Hiện tượng tím tái do viêm màng não ít gặp. Nếu mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ sẽ bị tím tái toàn thân, liên tục thở oxy mà không đỡ. 
Đặc biệt, nếu trẻ bị tím tái mà không có dấu hiệu thần kinh nhưng khó thở (không có tiền sử thai nghén bệnh lý) thì thường do thoát vị hoành bẩm sinh, tim bị đẩy sang bên, gây tràn khí màng phổi. Một số trường hợp trẻ sinh tím tái do có tiền sử thai nghén từ người mẹ bị mắc bệnh nội khoa. Ngoài ra, các nguyên nhân ít gặp khác là do cảm lạnh, viêm tai nặng, xoắn ruột...
Ngay khi thấy trẻ có hiện tượng tím tái, người nhà cần gọi ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và hồi sức cấp cứu. Thông thường, bác sĩ sẽ thông phế nang cho trẻ (hút dịch từ mũi họng, chưa thở phải đặt nội khí quản, hút dịch ở phế quản). Sau khi hút dịch mà trẻ vẫn chưa tự thở được thì cần dùng dụng cụ hỗ trợ thở như mặt nạ... Tuỳ theo nguyên nhân gây tím tái mà trẻ được điều trị phù hợp.

Kích thích để sữa tiết nhanh sau sinh

Kích thích để sữa tiết nhanh sau sinh
Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ thường hay bị tắc sữa, ít sữa, hoặc sữa loãng. Làm sao để sữa tiết nhanh sau sinh? Vì sao con vẫn đói dù sữa mẹ dồi dào.

Vì sao mẹ bị tắc sữa sau sinh?

Mẹ bầu sau sinh, đặc biệt là sinh mổ thường hay gặp hiện tượng tắc sữa, ít sữa, hoặc sữa loãng. Tắc sữa sau sinh do rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ thói quen hàng ngày mà các mẹ bầu không để ý.

- Do tâm lý của mẹ bầu lo âu, phản xạ tiết sữa có thể không hoạt động và trẻ không bú được. Có rất nhiều sữa tích trong bầu vú, nhưng nó không chảy ra được. Đôi khi người mẹ cảm thấy rõ ràng sự chảy sữa, nhưng cũng có khi không có cảm giác gì dù sữa vẫn đang chảy.

- Mẹ không cho trẻ bú thường xuyên là nguyên nhân thông thường dẫn đến việc người mẹ ít sữa. Một số bà mẹ cho trẻ bú một đến hai lần mỗi ngày, lại có bà mẹ không cho trẻ bú đêm, một số người mẹ bỏ bữa bú vì nghĩ rằng có thể "để dành" sữa.
 

- Mẹ do đau nên không ngồi dậy, cho bé bú không đúng cách làm bé không thoải mái dần bé chê ti mẹ khiến sữa không về hoặc mẹ sợ ngực xấu nên không cho bé bú thuờng xuyên và sớm sau sinh.

- Trẻ bú sữa bình hoặc sữa ngũ cốc sẽ ngủ lâu hơn sau bữa ăn. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, đây là dấu hiệu trẻ cần bú thêm sữa ngoài chứ không chỉ sữa mẹ. Thực ra sữa bò và ngũ cốc lâu tiêu hơn sữa mẹ. Trẻ không đói, sẽ bú mẹ ít hơn do đó lượng sữa mẹ sẽ giảm.

- Sữa thừa đọng lại ở bầu sữa nhiều sau mỗi cử bú nên làm tắc tuyến sữa, viêm vú, áp xe tuyến vú dần cũng dẫn đến việc mất sữa.

Mẹo kích thích để sữa xuống nhanh sau sinh

- Cho con bú ngay: Muốn sữa xuống nhanh, ngay sau khi sinh nở (vừa vệ sinh mẹ và con xong), bạn nên cho trẻ bú ngay dù lúc này bầu vú đang rất mềm hoặc chưa có sữa, có sữa ít. Động tác mút ti của trẻ sẽ kích thích các tuyến sữa xuống nhanh hơn.

- Cho con bú đúng cách: Để miệng trẻ ngậm đầy núm vú và ôm giữ cơ thể trẻ sát với mẹ, sao cho mũi trẻ áp vào vú mẹ, mũi trẻ và cằm tạo thành một đường thẳng hướng xuống dưới. Lúc đầu, khi vú đang căng đầy, nhiều sữa đầu (lỏng, giống như sữa đã lấy hết kem) trẻ mút mạnh, nuốt rồi nghỉ, cứ theo nhịp đó, sau đó vú mẹ mềm hơn, bắt đầu có sữa sau (giàu chất béo, rất tốt để trẻ tăng cân và giúp não phát triển) và trẻ bú từ tốn hơn, vì vậy cần cho trẻ bú hết từng bên bầu vú để bảo đảm thành phần dinh dưỡng được cân đối.

- Dùng máy hút sữa: Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại máy hút sữa và một người bạn của mình đã sử dụng thấy khá hiệu quả. Sản phẩm này cực hữu hiệu cho những mẹ sinh mổ. Bạn cũng có thể sử dụng để nhanh có sữa sau sinh.

- Thay đổi bầu vú khi chưa hết có thể ảnh hưởng đến sự tiết sữa. Khi bà mẹ ít sữa, cần cho trẻ bú cạn một bên rồi mới chuyển sang bầu vú kia. Và lần cho bú sau, bắt đầu với bầu vú đã có thời gian hồi phục lâu hơn.

- Nếu vú bị cương và ứ sữa, xoa nhẹ đầu vú. Bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú để sữa tan ra. Sau đó, dùng chiếc lược chải đầu chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.

Con vẫn đói dù sữa mẹ dồi dào?

Ở những bà mẹ đang cho con bú, vú chảy sữa ngoài lúc cho con bú là chuyện bình thường. Vú cũng có thể tự nhiên chảy sữa khi mẹ nghĩ đến con một cách âu yếm. Nguyên nhân của hiện tượng này được chi phối bởi: nồng độ prolactin trong cơ thể quá cao (thường do tuyến yên có khối u nên kích thích sản sinh prolactin tăng đột biến), chất oxytocin tăng hay do một số điều kiện sinh lý bất thường tác động cũng gây tiết sữa.

Ngoài ra, trong cơ thể phụ nữ còn có chất oxytocin cũng liên quan đến quá trình tiết sữa. Oxytocin có tác dụng làm co bóp các xoang sữa, đẩy sữa tràn đầy vào bên trong các ống dẫn sữa ra phía đầu vú. Chất oxytocin càng nhiều sẽ càng làm cho quá trình co bóp xảy ra liên tục và mạnh mẽ hơn. Đó chính là nguyên nhân làm sữa bị chảy ra ngoài một cách tự nhiên, khó kiềm chế được.

Chị em cần có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập đều đặn (đặc biệt là các bài tập cho cơ ngực) trước và cả trong quá trình mang thai để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ thì mới có thể khắc phục một phần tình trạng chảy sữa.

Theo Web Phụ nữ

Giao lưu: “Tầm soát thai nhi, bé khỏe chào đời“

Giao lưu: “Tầm soát thai nhi, bé khỏe chào đời“

Tổng biên tập Nguyễn Minh Quang chụp ảnh với MC và hai khách mời: bác sĩ Trần Liên Anh và bác sĩ Võ Thị Thùy Diệu.
Tổng biên tập Nguyễn Minh Quang chụp ảnh với MC và hai khách mời: bác sĩ Trần Liên Anh và bác sĩ Võ Thị Thùy Diệu.

Trẻ cần tiêm bao nhiêu loại vắc xin thì đủ?

Theo Viện vắc xin và sinh phẩm y tế thì hiện có 12 loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ em phù hợp với từng lứa tuổi.

Trẻ cần tiêm bao nhiêu loại vắc xin thì đủ?
Dưới đây là 12 loại vắc xin mà các bậc cha mẹ cần tiêm cho trẻ.

Tin mới