Kính thiên văn Kepler được phóng vào không gian hồi tháng 3/2009 và đã phát hiện được hơn 1.000 hành tinh trong vũ trụ. Tuy nhiên, theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), việc phát hiện ra hành tinh Kepler 452B, một hành tinh mới rất giống Trái đất mang ý nghĩa quan trọng nhất từ trước tới nay. Đây sẽ là một thành tựu đáng kinh ngạc bởi nó có thể là hành tinh đầu tiên quay quanh quỹ đạo của một ngôi sao nằm bên ngoài hệ Mặt trời, được phát hiện vào năm 1995.
Hành tinh Kepler 452B có thể chứa nước ở dạng lỏng trên bề mặt và nằm trong Ngân hà.
“Ngày hôm nay, sau hàng triệu khám phá, các nhà thiên văn học đang dần tiến đến một mơ ước từ hàng ngàn năm qua của con người, đó là tìm ra một hành tinh khác giống Trái đất”, tờ Independent dẫn tuyên bố của NASA.
Kính thiên văn không gian Kepler của NASA. |
Hoạt động của kính thiên văn Kepler có thể kiểm soát cùng lúc hàng trăm ngàn ngôi sao và phân tích mức độ ánh sáng phát ra từ các ngôi sao này. Khi một hành tinh đi qua ngôi sao của nó và qua kính thiên văn, nó sẽ chắn một phần nguồn ánh sáng của ngôi sao này. Tiếp đó, kính thiên văn Kepler sẽ quan sát những thay đổi nhỏ trong độ sáng của ngôi sao để phát hiện ra hành tinh mới.
Bằng phương pháp này, trong những năm gần đây, Kepler trở thành công cụ đắc lực phát hiện phần lớn các hành tinh mới.
Gần đây, nhiệm vụ chủ yếu của Kepler là tìm kiếm các hành tinh có kích cỡ gần bằng Trái đất nằm trong "vùng sống được". Đây là khoảng cách phù hợp giữa hành tinh với ngôi sao của nó, giúp nước ở dạng lỏng có thể tồn tại.