Tìm thấy ngôi mộ cổ tồi tàn, bất ngờ danh tính chủ nhân quyền lực

Tìm thấy ngôi mộ cổ tồi tàn, bất ngờ danh tính chủ nhân quyền lực

Các nhà khảo cổ phát hiện 2 ngôi mộ cổ ở tỉnh Dương Châu, Trung Quốc. Do mộ cổ khá tồi tàn nên các chuyên gia không ngờ đó là nơi chôn cất một hoàng đế quyền lực của nhà Tùy.

Xem toàn bộ ảnh
Vào năm 2013, trong quá trình khởi công một dự án bất động sản ở thị trấn Tây Hồ, tỉnh Dương Châu, Trung Quốc, các công nhân tình cờ phát hiện dấu tích của  ngôi mộ cổ. Do đó, họ nhanh chóng thông báo cho giới chức trách và các chuyên gia khảo cổ.
Vào năm 2013, trong quá trình khởi công một dự án bất động sản ở thị trấn Tây Hồ, tỉnh Dương Châu, Trung Quốc, các công nhân tình cờ phát hiện dấu tích của ngôi mộ cổ. Do đó, họ nhanh chóng thông báo cho giới chức trách và các chuyên gia khảo cổ.
Do vậy, các chuyên gia nhanh chóng tới hiện trường và tiến hành cuộc khai quật. Họ tìm thấy một lăng mộ gồm 2 ngôi mộ cổ trong tình trạng khá xấu, thậm chí có phần tồi tàn. Vì vậy, họ đưa ra phán đoán ban đầu là chủ nhân ngôi mộ có thể không phải người giàu có, quyền lực.
Do vậy, các chuyên gia nhanh chóng tới hiện trường và tiến hành cuộc khai quật. Họ tìm thấy một lăng mộ gồm 2 ngôi mộ cổ trong tình trạng khá xấu, thậm chí có phần tồi tàn. Vì vậy, họ đưa ra phán đoán ban đầu là chủ nhân ngôi mộ có thể không phải người giàu có, quyền lực.
Theo đo đạc của các chuyên gia, lăng mộ rộng khoảng 41 m2. Lăng mộ gồm 5 phần: mộ thất chính rộng 3,84 m2, nhĩ thất phía Đông, nhĩ thất phía Tây có chứa thi hài một người phụ nữ, hành lang và mộ đạo.
Theo đo đạc của các chuyên gia, lăng mộ rộng khoảng 41 m2. Lăng mộ gồm 5 phần: mộ thất chính rộng 3,84 m2, nhĩ thất phía Đông, nhĩ thất phía Tây có chứa thi hài một người phụ nữ, hành lang và mộ đạo.
Tại mộ thất chính, di hài chỉ còn lại 2 chiếc răng. Trong khi đó, bộ hài cốt người phụ nữ còn khá nguyên vẹn giúp các chuyên gia xác định người này cao khoảng 1,5m và qua đời khi khoảng 56 tuổi.
Tại mộ thất chính, di hài chỉ còn lại 2 chiếc răng. Trong khi đó, bộ hài cốt người phụ nữ còn khá nguyên vẹn giúp các chuyên gia xác định người này cao khoảng 1,5m và qua đời khi khoảng 56 tuổi.
Bên trong lăng mộ có một số cổ vật hoàng gia như: đai lưng làm bằng ngọc và 4 cái tay nắm cửa sư tử bằng đồng. Đặc biệt, gạch lát trong 2 mộ cổ thường được dùng trong cung điện cuối thời nhà Tùy.
Bên trong lăng mộ có một số cổ vật hoàng gia như: đai lưng làm bằng ngọc và 4 cái tay nắm cửa sư tử bằng đồng. Đặc biệt, gạch lát trong 2 mộ cổ thường được dùng trong cung điện cuối thời nhà Tùy.
Các chuyên gia càng bất ngờ hơn khi tìm thấy một bia đá có khắc dòng chữ: "Tùy cố Dạng Đế mộ chí". Với phát hiện quan trọng này, họ xác định chủ nhân ngôi mộ không phải người tầm thường như suy nghĩ ban đầu.
Các chuyên gia càng bất ngờ hơn khi tìm thấy một bia đá có khắc dòng chữ: "Tùy cố Dạng Đế mộ chí". Với phát hiện quan trọng này, họ xác định chủ nhân ngôi mộ không phải người tầm thường như suy nghĩ ban đầu.
Theo các chuyên gia, tấm bia mộ trên cho thấy người được chôn cất bên trong là Tùy Dạng Đế và vợ - Tiêu hoàng hậu. Theo sử sách, Tùy Dạng Đế là hoàng đế thứ hai của nhà Tùy.
Theo các chuyên gia, tấm bia mộ trên cho thấy người được chôn cất bên trong là Tùy Dạng Đế và vợ - Tiêu hoàng hậu. Theo sử sách, Tùy Dạng Đế là hoàng đế thứ hai của nhà Tùy.
Tùy Dạng Đế được sử sách ghi chép là một đấng quân vương có hoài bão xây dựng đất nước hùng cường. Vậy nên, ông cho thi hành nhiều chính sách tàn bạo khiến dân chúng oán thán.
Tùy Dạng Đế được sử sách ghi chép là một đấng quân vương có hoài bão xây dựng đất nước hùng cường. Vậy nên, ông cho thi hành nhiều chính sách tàn bạo khiến dân chúng oán thán.
Về sau, Tùy Dạng Đế bỏ bê chính sự, trọng dụng gian thần, thu thuế cao để có tiền ăn chơi hưởng lạc, xây cung điện xa hoa... Do vậy, ông hoàng này khiến nhà Tùy dần lụi tàn.
Về sau, Tùy Dạng Đế bỏ bê chính sự, trọng dụng gian thần, thu thuế cao để có tiền ăn chơi hưởng lạc, xây cung điện xa hoa... Do vậy, ông hoàng này khiến nhà Tùy dần lụi tàn.
So với lăng mộ của các bậc đế vương, nơi an nghỉ của Tùy Dạng Đế quá khiếm tốn cũng như đồ tùy táng giá trị rất ít. Theo một số chuyên gia, sở dĩ Tùy Dạng Đế được chôn cất trong ngôi mộ sơ sài như vậy là do đột ngột qua đời ở Dương Châu trong một cuộc đảo chính. Do đó, lăng mộ cho ông được xây dựng vội vã nên kích thước và đồ tùy táng khiêm tốn.
So với lăng mộ của các bậc đế vương, nơi an nghỉ của Tùy Dạng Đế quá khiếm tốn cũng như đồ tùy táng giá trị rất ít. Theo một số chuyên gia, sở dĩ Tùy Dạng Đế được chôn cất trong ngôi mộ sơ sài như vậy là do đột ngột qua đời ở Dương Châu trong một cuộc đảo chính. Do đó, lăng mộ cho ông được xây dựng vội vã nên kích thước và đồ tùy táng khiêm tốn.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THĐT1.

GALLERY MỚI NHẤT