Tin khiến Mỹ sốc: Iran muốn mua và chế tạo Su-30

(Kiến Thức) - Không chỉ muốn mua tiêm kích đa năng Su-30, Iran dường như còn đang muốn chế tạo loại máy bay này trong nước.

Hãng thông tấn AP đưa tin cho hay, nhiều khả năng Iran đang tiến hành tìm kiếm cơ hội sở hữu máy bay tiêm kích đa năng Su-30 hoặc thậm chí là cả Su-35 từ Nga sau khi nước này thoát khỏi lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Thông tin này được chính Bộ trưởng Quốc phòng Iran tướng Hossein Dehghan tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với một kênh truyền hình nhà nước của Iran. Theo đó nhiều khả năng một thỏa thuận ngầm giữa Iran và Nga đã được hai bên đàm phán từ lâu trước khi thông tin này được công bố. Tuy nhiên tướng Dehghan lại không công bố số lượng những chiếc tiêm kích đa năng Sukhoi sẽ mua từ Nga cũng như thời gian bàn giao số máy bay này.
Tin khien My soc: Iran muon mua va che tao Su-30
Những chiếc tiêm kích đa năng Su-30 của Nga được đánh giá sẽ giúp tái sinh phi đội máy bay chiến đấu già nua của Iran.
Một số nguồn tin quân sự còn cho hay, Tehran thậm chí còn lên kế hoạch hợp tác với Nga thành lập một liên doanh lắp ráp Su-30 tại Iran tương tự như những gì Ấn Độ đang làm với những chiếc Su-30MKI.
Thông báo này là dấu hiệu mới nhất cho việc Moscow và Tehran đang chuẩn bị cho một thỏa thuận vũ khí lớn nhất từ trước đến nay giữa hai nước sau khi các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran được dỡ bỏ. Ngay khi sắc lệnh dỡ bỏ cấm vận đối với Tehran được thông qua tại Vienna vào tháng 7/2015 Nga gần như ngay lập tức có các động thái sẵn sàng bán hoặc chuyển giao các phi đội máy bay tiêm kích MiG và Sukhoi của nước này cho Iran quốc gia đồng minh thân cận với Moscow tại Trung Đông.
Cho dù lệnh cấm vũ khí thông thường của Liên Hợp Quốc đối với Iran được gỡ bỏ nhưng các lệnh trừng phạt khác đối với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của nước này vẫn còn hiệu lực ít nhất là 5 năm nữa. Bên cạnh đó đối với các hợp đồng mua bán vũ khí thông thường của Iran với một quốc gia khác cũng bị hạn chế với một số loại vũ khí nhất định và chúng chỉ được thông qua nếu có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc.
Dù còn khá nhiều hạn chế nhưng đây vẫn là cơ hội lớn cho Iran sau nhiều thập kỷ chịu lệnh cấm vận từ Mỹ và Liên Hợp Quốc cho phép nước này có thể mua sắm các trang thiết bị quân sự mới nhằm tăng cường năng lực quân sự cũng như hiện đại hóa kho vũ khí đã lỗi thời.
Tin khien My soc: Iran muon mua va che tao Su-30-Hinh-2
Thành công của Su-30MKI tại Ấn Độ có thể là động lực khiến Iran muốn sở hữu dây chuyền lắp ráp Su-30 tại nước này.
Trong khi đó Không quân Iran đang đứng trước yêu cầu cấp thiết về việc tái cơ cấu lại phi đội máy bay chiến đấu già nua và lỗi thời luôn trong tình trang hoạt động cầm chừng của mình. Phần lớn trong số đó được mua từ Mỹ vào đầu những năm 1970 hoặc là chiến lợi phẩm từ Iraq trong chiến dịch quân sự “Bão táp sa mạc” vào năm 1991.
Trước cuộc cách mạng Hồi giáo Iran vào năm 1979, Mỹ là quốc gia duy nhất cung cấp các máy bay chiến đấu và vận tải quân sự cho Không quân Hoàng gia Iran với khoảng hơn 500 máy bay các loại thuộc hàng hiện đại nhất vào thời điểm đó. Trong đó có thể kể tới như máy bay tiêm kích đa năng F-14A Tomcat, cường kích F-4, tiêm kích hạng nhẹ F-5, máy bay vận tải quân sự C-130E Hercules và nhiều loại máy bay quân sự khác.

Đo đếm vũ khí Quân đội Iran khiến Mỹ kiêng nể

(Kiến Thức) - Quân đội Iran có quân số khoảng 350.000 người, trang bị hơn 3.000 xe tăng thiết giáp, 300 máy bay chiến đấu các loại cùng hàng trăm tàu chiến.

Giai ma suc manh Quan doi Iran khien My kieng ne
Không quân Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRIAF), Quân đội Iran là lực lượng hiếm hoi trên thế giới sử dụng cả máy bay chiến đấu của Mỹ và Nga. Iran đang có trong biên chế 44 máy bay chiến đấu F-14 Tomcat mua từ Mỹ những năm 1970. Iran từng tuyên bố họ đã làm chủ quá trình tự sửa chữa, nâng cấp F-14 mà không cần linh kiện từ Mỹ. 

Kỳ diệu những động vật anh hùng trong chiến tranh

(Kiến Thức) - Trong nhiều tình huống, những động vật đi theo các đơn vị quân sự cũng có những phẩm chất của một người anh hùng thực sự và đã tỏa sáng đúng lúc.

Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh
Chú chim bồ câu Cher Ami là một chú chim đưa thư phục vụ ở trong rừng Argonne với Sư đoàn bộ binh 77 Mỹ trong CTTG 2. Tiểu đoàn mà chú chim này phục vụ có 550 người lính đã bị quân Đức bao vây. Sau 4 ngày chiến đấu ác liệt, pháo binh của sư đoàn 77 tưởng rằng tiểu đoàn này đã đầu hàng nên họ bắt đầu bắn vào vị trí của đơn vị. 
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-2
 Nhưng đơn vị này đã không đầu hàng và vẫn còn giữ vững nhiều vị trí chiến đấu. Chỉ huy tiểu đoàn quyết định cho những chú chim bồ câu đưa thư về sở chỉ huy sư đoàn. Nhưng cả 3 chú chim bồ câu đã nhanh chóng bị bắn hạ. 
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-3
 Theo Wearethemighty, trong số đó, chú chim Cher Ami, bất chấp một lỗ đạn ở ngực và một chân bị bắn cụt đã cố gắng bay về và chuyển được thông điệp của tiểu đoàn. Nhờ vào sự cố gắng của chú chim, 194 binh sỹ của tiểu đoàn này sau đó đã được cứu sống.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-4
 Năm 1917, chú chó Stubby đã gia nhập một đơn vị huấn luyện của lính Mỹ tham gia Thế chiến I . Chú ta đã được triển khai cùng những binh sỹ nước ngoài và đã chứng tỏ được bản thân nhiều lần trong các trận đánh. Chú ta cũng đánh thức các binh sỹ khi có các đợt tấn công của pháo binh đối phương hoặc các đợt tấn công của bộ binh mà con người chưa phát hiện ra.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-5
 Chiến công chói sáng nhất của Stubby là khi chú ta phát hiện và bắt giữ một điệp viên Đức di chuyển đến gần vị trí của người Mỹ. Chú đã cắn vào quần của người điệp viên và sủa ầm lên đồng thời giữ kẻ gián điệp tại chỗ cho đến khi các lính bộ binh đến.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-6
 Mặc dù nhiều lần gặp nguy hiểm nhưng Stubby đã sống sót sau chiến tranh và người chỉ huy tối cao của quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến I, tướng John Pershing, đã trao tặng cho chú chó một huy chương cá nhân vào năm 1921.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-7
Chú gấu Wojtek đã được mua và được các binh sỹ Ba Lan huấn luyện và sử dụng sau khi họ được trả tự do từ trại tù ở Siberia năm 1942. 
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-8
 Khi bước vào chiến tranh ở Ai Cập, họ đã sử dụng Wojtek như một binh sĩ mặc dù chú gấu là một vật không được phép nuôi. Là một thành viên của đơn vị, chú gấu nặng hơn 2 tạ này chuyên tải đạn pháo hạng nặng. Chú đã sống sót sau chiến tranh và sau đó được đưa về sống trong một vườn thú ở Edinburgh.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-9
 Theo web Mca-marine, chú ngựa Reckless phục vụ trong một đơn vị lính thủy đánh bộ trong chiến tranh Triều Tiên với vai trò tải đạn và tải thương khi cần thiết. Trong trận Vegas vào đầu năm 1953, Reckless đã tải đạn 3 ngày liên tiếp.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-10
 Di chuyển trên địa hình khó khăn, chú ngựa đã chuyển được 386 viên đạn và đi 35 dặm mặc dù bị hai vết thương trong ngày chiến đấu ác liệt nhất. Vết thương đầu tiên là mảnh bom găm vào mắt và vết thứ hai là một vết cắt vào sườn.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-11
 Vào tháng 4/1949, tàu HMS Amethyst được lệnh lên Yangtse để bảo vệ đại sứ quán Anh ở Nam Kinh trong cuộc chiến giữa Hồng quân Trung Quốc và quân đội Tưởng. Khi Amethyst đi trên sông, nó bị cháy vì một quả đạn pháo trên bờ của Hồng quân TQ.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-12
 Bị Hồng quân TQ bao vây, tàu Amthyst đã bị mắc kẹt tổng cộng 101 ngày. Con mèo Simon trên tàu, mặc dù bị mảnh đạn bắn vào và bị bỏng vì lửa trong vụ tàu bị bắn, nhưng đã cố gắng trở lại nhiệm vụ để chống lũ chuột đang gia tăng đột biến, gây tổn hại cho các khẩu phần ngày càng ít ỏi trên tàu.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-13
 Theo Mirror, nhờ nỗ lực của Simon, những thủy thủ đã sống sót qua cuộc bao vây khi khẩu phần gần cạn kiệt. Sau đó Simon là thành viên đầu tiên của Hải quân Hoàng gia Anh được nhận Huy chương Dickin cho sự dũng mãnh của động vật.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-14
 Khi Mỹ xâm lược đảo Tarawa, hàng ngàn lính thủy đánh bộ Mỹ đã đụng độ với hàng ngàn binh sỹ Nhật Bản trong nỗ lực để kiểm soát hòn đảo rộng chừng hai dặm. Giữa cuộc chiến khốc liệt trên biển, một con vịt Mỹ đã bay từ tàu vào bờ để tấn công một con gà trống Nhật Bản.
Nhung con vat tung duoc phong anh hung trong chien tranh-Hinh-15
Mặc dù bị nhiều phát mổ vào đầu, chú vịt Siwash của Tiểu đoàn 1 Thủy quân lục chiến đã tiếp tục tấn công đối thủ và cuối cùng đã chiến thắng. 

10 trận đánh xe tăng lớn nhất trong lịch sử

(Kiến Thức) - Suốt thế kỷ 20, khắp thế giới đã diễn ra hàng chục trận đánh xe tăng quy mô lớn với thương vong không thể tả hết.

10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su
 Trận chiến Cambrai diễn ra giữa Anh và Đức từ 20/11 đến 8/12/1917 và thường bị nhầm tưởng là trận đánh xe tăng đầu tiên trong lịch sử. Sự thật là trận đánh xe tăng đầu tiên là của quân đội Pháp đã triển khai trước năm 1917.
10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su-Hinh-2
 Tuy nhiên trận Cambrai đã chứng kiến một quy mô triển khai xe tăng lớn hơn bao giờ hết. Anh định sử dụng xe tăng tấn công phòng tuyến Hindenburg của Đức. Phòng tuyến này trước đó được coi là bất khả xâm phạm. Khoảng 476 xe tăng đã được huy động và cả hai bên mất khoảng 45.000 binh sỹ mà kết quả cuối cùng vẫn chỉ là một bế tắc.
10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su-Hinh-3
 Trận El Alamein lần 2 từ 23/10 đến 11/11/1942. Trong trận này hơn 1.000 xe tăng của Đồng Minh được triển khai để chống lại 547 chiếc của phe trục. Trong trận này Đức đã mất nhiều xe tăng và lực lượng Đồng Minh được củng cố với xe tăng Sherman.
10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su-Hinh-4
 Từ 23 đến 27/6/1941 trong trận Raseiniai, các đơn vị cơ giới của Liên Xô triển khai trên mặt trận tây bắc gần như bị xóa sổ. Lúc đó Liên Xô có 749 xe tăng còn Đức chỉ có 249 xe. Các xe tăng của Liên Xô được đánh giá cao hơn nhưng đã bị đối phương áp đảo bởi vì Đức có sự hỗ trợ không nhỏ của lực lượng không quân khiến việc chỉ huy của Liên Xô gặp khó khăn.
10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su-Hinh-5
 Trận chiến Valley of Tears từ 6 đến 9/10/1973 trong chiến tranh Yom Kippur giữa Israel và liên minh Arab của Ai Cập và Syria đã diễn ra với xe tăng là trung tâm của các cuộc đột kích bất ngờ. Ước tính số lượng xe tăng của Syria khoảng 1.260 trong khi Israel chỉ có 100. Tuy nhiên kết quả đã bị đảo ngược vì Israel có ưu thế không quân và họ cũng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.
10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su-Hinh-6
 Trước khi trận chiến Kursk diễn ra, trận Brody được gọi là trận đấu tăng lớn nhất Thế chiến II. Trận đánh diễn ra từ 23 đến 30/6/1941 với 800 xe tăng của phe trục (Đức-Italy-Nhật Bản) được triển khai để đấu lại 2.500 xe tăng Liên Xô. Chiến thắng của Đức là do lực lượng không quân của họ bay qua Ba Lan đã phá hủy đến 200 chiếc xe tăng của Liên Xô.
10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su-Hinh-7
Tuy vậy trong các trận chiến vô cùng khốc liệt, người Đức cũng phát hiện ra rằng xe tăng mới T-34 của Liên Xô gần như không bị thiệt hại vì hỏa lực của Đức. 
10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su-Hinh-8
Trận Hannut diễn ra tại Bỉ từ 12 đến 14/5/1940 giữa quân đội Pháp và quân xâm lược phát xít Đức. Trận này có sự tham gia của 674 xe tăng Đức và 600 xe chiến đấu bọc thép của Pháp và Hà Lan. Trận này có thể nói rằng người Đức thành công trong việc đẩy lùi lực lượng Đồng Minh tại Hannut nhưng không có kết quả rõ ràng. 
10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su-Hinh-9
18 đến 20/7/1944, chiến dịch Goodwood diễn ra do lực lượng Anh mở cuộc tấn công vào lực lượng Đức ở gần thành phố Caen phía Bắc nước Pháp. Trận đánh này có hơn 1.100 xe tăng của Anh tham gia để đánh 377 xe tăng của Đức. Anh giành được quyền kiểm soát Caen nhưng không như họ dự kiến, quân Đức đã ngăn chặn không để Anh thực hiện một cuộc đột kích hoàn toàn. 
10 tran danh xe tang lon nhat trong lich su-Hinh-10
Trong chiến dịch bão cát sa mạc ở Iraq tháng 2/1991, lực lượng Mỹ - Anh đã tổ chức một trận đánh mang tên 73 hướng Đông. Trung tâm của trận đánh là Trung đoàn thiết kị số 2 của Mỹ đã tấn công và tiêu diệt hoàn toàn lữ đoàn cơ giới số 18 và Lữ đoàn thiết giáp số 37 của Iraq. Trận đấu tăng này là một trong những trận đánh được nghiên cứu nhiều nhất trong lịch sử quân sự hiện đại với hơn 160 xe tăng của Iraq bị Mỹ và Anh tiêu diệt.