Tin lời "bác sĩ mạng", suýt thủng mảng nhĩ vì nhét tỏi vào tai chữa bệnh

Vừa qua, bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM đã tiếp nhận một trường hợp khá hy hữu khi tiếp nhận bệnh nhân nam 27 tuổi đến khám vì đau tai trái 2 ngày.

Theo bệnh nhân chia sẻ, khi có cảm giác ngứa trong tai trái, khi xem các video clip hướng dẫn trên youtube trong đó có hướng dẫn "nhét tỏi vào tai để sát trùng", bệnh nhân đã làm theo và không lấy ra được. Đến hôm sau có cảm giác đau tai thì đi khám bệnh.
Tiếp nhận bệnh nhân tại khoa cấp cứu, các bác sĩ đã soi tai kiểm tra cho bệnh nhân, phát hiện có dị vật trong ống tai, sát màng nhĩ.
Tin loi
Ảnh minh họa. 
Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành lấy dị vật tại phòng cấp cứu cho bệnh nhân. Dị vật được lấy ra là một mảnh tỏi mỏng, có kích thước 1x2cm.
Sau khi lấy dị vật, các bác sĩ tiếp tục soi kiểm tra lại cho bệnh nhân. May mắn màng nhĩ của bệnh nhân không bị tổn thương, tuy nhiên da ống tai của bệnh nhân đã bị tỏi làm phồng rộp lên. Bệnh nhân đã được các bác sĩ cho thuốc uống và nhỏ, hẹn tái khám để kiểm tra lại sau 1 tuần.
Theo các bác sĩ bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh mặc dù khá hy hữu nhưng đây không phải là trường hợp đầu tiên, bệnh viện vẫn thường tiếp nhận một số trường hợp dị vật tai tương tự như trên. Nguyên nhân chủ yếu là người bệnh khi có vấn đề ở tai (ngứa tai, đau tai, ù tai…) lại không đi khám mà tự ở nhà tra cứu kiến thức trên mạng Internet và sau đó làm theo.
Một số bệnh nhân tin lời "Bác sĩ Google", "Bác sĩ Youtube" mà nhỏ giấm, mật cá… thậm chí nhét tỏi, thuốc lá… vào tai. Điều này rất nguy hiểm vì nếu cho dị vật hoặc nhỏ thuốc lạ vào tai có nguy cơ làm tổn thương ống tai ngoài, thậm chí thủng mảng nhĩ, làm tổn thương tai giữa, ảnh hưởng đến chức năng nghe của bệnh nhân.
Các bác sĩ khuyến cáo khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào ở tai, bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có thể khám và điều trị đúng chuyên môn, tránh những biến chứng do xử trí không đúng.

Hình dáng đôi tai nói gì về sức khỏe của bạn

Khi đôi tai của bạn trông hơi khác hoặc bị tổn thương, nó có thể là một dấu hiệu của một số vấn đề về sức khoẻ.

Hinh dang doi tai noi gi ve suc khoe cua ban
 Tai có nếp nhăn: một đường chéo trong thùy tai của bạn có thể là một dấu hiệu của bệnh tim. Các nhà khoa học không biết chính xác nguyên nhân gây ra nếp nhăn và không phải tất cả những ai mắc bệnh này đều bị bệnh tim. Nhưng nếu bạn nhận thấy đôi tai có nếp nhăn như vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về nó.
Hinh dang doi tai noi gi ve suc khoe cua ban-Hinh-2
 Tai trũng sâu và có nếp gấp: Trẻ sơ sinh có thể mắc Hội chứng Beckwith-Wiedemann, gây ra nếp nhăn hoặc các lỗ nhỏ xung quanh tai. Em bé cũng có thể lớn hơn bình thường, có một chiếc lưỡi lớn và lượng đường trong máu thấp. Hội chứng không gây ra các vấn đề sức khoẻ lớn nhưng khi đứa trẻ lớn lên, một bên của cơ thể có thể lớn hơn người khác và có thể có nhiều khối u hơn.

Ngừng ngay những thói quen có thể khiến trẻ bị điếc

Véo tai, ngoáy tai, giật tai, dùng điện thoại thông minh… là thói quen của nhiều người, nhưng có thể ảnh hưởng thính lực, thậm chí điếc tai - nhất là với trẻ nhỏ.
 

Hãy học cách bảo vệ đôi tai cho trẻ. Ảnh minh họa
Hãy học cách bảo vệ đôi tai cho trẻ. Ảnh minh họa 
Véo tai trẻ khi giận dữ rất nguy hiểm

Tin mới