Tin mừng về "ngân hàng" cá tiến vua, anh vũ ở Việt Nam

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 14 đợt khảo sát cá rầm xanh, cá anh vũ tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và thu gom cá bố mẹ ngoài tự nhiên về nuôi thuần hóa.

Tin mừng về "ngân hàng" cá tiến vua, anh vũ ở Việt Nam
Đề tài được thực hiện từ năm 2013-2016 do Thạc sỹ Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm. Để xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá Rầm xanh, cá Anh vũ phù hợp, dựa vào tập tính sống tự nhiên của cá và điều kiện tại tỉnh, đơn vị thực hiện đề tài đã phối hợp với Hợp tác xã Quý Long, xã Thái Long (TP Tuyên Quang) và Trung tâm Thủy sản tỉnh Tuyên Quang thực hiện đề tài.
Tin mung ve "ngan hang" ca tien vua, anh vu o Viet Nam
Cá rầm xanh bố mẹ được nuôi tại Trung tâm Thủy sản tỉnh để nghiên cứu, ứng dụng sản xuất bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. 
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 14 đợt khảo sát cá rầm xanh, anh vũ tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang và thu gom cá bố mẹ ngoài tự nhiên về nuôi thuần hóa tại 2 đơn vị phối hợp gồm: 291 cá anh vũ và 160 cá rầm xanh.
Theo tài liệu tổng hợp của đơn vị thực hiện đề tài, cá rầm xanh phân bố tại các tỉnh miền núi phía Bắc, tập trung ở vùng trung du và thượng lưu các sông lớn: Sông Đà, sông Thao, sông chảy, sông Lô - Gâm... sống ở tầng đáy và kề đáy sông, nơi nước trong, nước chảy, đáy nhiều sỏi đá và rong rêu, thức ăn chủ yếu là bã hữu cơ, một số động vật không xương sống.
Cá anh vũ có tên khoa học là Pseudogyriocheilus procheilus và được chia thành 2 nhóm hình thái là thân lưng gù và thân thuôn dài, thường sống ở tầng đáy của các sông suối nước trong, sâu, chảy xiết, nơi nhiều rạn đá, có nhiều tảo đáy và rong rêu bám đá. Cá anh vũ con, mới nở ăn cặn vẩn, động vật không xương sống nhỏ, sau chuyển sang ăn mùn bã hữu cơ và tảo bám đáy...
Đơn vị thực hiện đề tài và các đơn vị phối hợp đã thực hiện cải tạo và xây dựng hệ thống sản xuất. Sau 3 năm, đơn vị đã thuần hóa và xây dựng được đàn cá anh vũ, rầm xanh bố mẹ; xây dựng và chuyển giao thành công quy trình sản xuất giống cá anh vũ và cho sinh sản được lượng cá anh vũ giống là hơn 10.000 con, số cá hương thu được là hơn 8.000 con.
Đối với cá rầm xanh, đơn vị thực hiện đã cho cá đẻ thành công, tuy nhiên trong quá trình ấp nở trứng cá, tỷ lệ thụ tinh thấp, cá bột thu được thấp và cần có nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện quy trình.
Theo ông Đỗ Hồng Thanh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thông thường việc nuôi 2 loại cá rầm xanh, anh vũ gặp nhiều khó khăn vì không tìm được nguồn giống, nếu có thì số lượng ít và thường do dân vạn chài cung ứng từ tự nhiên. Cá được đánh bắt thủ công bằng xung điện hoặc bằng lưới, thân cá thường bị trầy xước hoặc ảnh hưởng xương sống, khó nuôi.
Vì vậy, việc nghiên cứu và chuyển giao thành công quy trình sản xuất giống cá anh vũ góp phần mở ra cơ hội lớn đối với nghề nuôi trồng thủy sản địa phương, làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc nghiên cứu khép kín quy trình sản xuất nhân tạo cá rầm xanh, anh vũ từ con giống đến cá bố mẹ để bảo tồn và phát triển nguồn gen.

Mục sở thị cá tiến vua quý hiếm 10 triệu/kg ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Đây là loài cá cực hiếm, chuyên để cung tiến vua chúa thời xưa. Cá tiến vua có nhiều loại nhưng đặc biệt quý hiếm là cá Anh Vũ và cá Hoàng Anh Vũ.

Mục sở thị cá tiến vua quý hiếm 10 triệu/kg ở Hà Nội
Muc so thi ca tien vua quy hiem 10 trieu/kg o Ha Noi
Cá tiến Vua vừa được ông chủ quán Làng Vạn Chài đưa về Hà Nội.
Muc so thi ca tien vua quy hiem 10 trieu/kg o Ha Noi-Hinh-2
Loài cá này được biết đến với thân như thân cá chép nhưng đầu và miệng lại giống mõm lợn. Ông chủ quán và những người sành cá cho biết, cá Anh Vũ được biết đến với hai loại là: Hoàng Anh Vũ và Anh Vũ. Cá Hoàng Anh Vũ có khuôn mặt vàng hơn, sống quần cư tại các dòng sông thuộc khu vực Tây Nguyên.
Muc so thi ca tien vua quy hiem 10 trieu/kg o Ha Noi-Hinh-3
 Còn cá Anh Vũ có khuôn mặt nhạt hơn một chút, thường sống ở thượng nguồn của sông Lô, sông Gâm thuộc các tỉnh Cao Bằng; Hà Giang thuộc miền Bắc nước ta. Tuy nhiên, cả hai loài cá này đều sinh sống ở mục nước sâu, trong các hang đá và món ăn của chúng là rong, rêu.
Muc so thi ca tien vua quy hiem 10 trieu/kg o Ha Noi-Hinh-4
 Trong sách Đại Nam Nhất Thống Trí có ghi: Cá Anh Vũ còn có tên gọi là Giả Ngư, sinh sống ở ngã ba sông Bạch Hạc. Hàng năm cứ đến mùa rét mới xuất hiện. Vị cá rất thơm, ngon và bổ. Trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi cũng ghi: Cá Anh Vũ  được dung làm vật cúng tế thần linh.
Muc so thi ca tien vua quy hiem 10 trieu/kg o Ha Noi-Hinh-5
Cá Anh Vũ thường sống theo bầy đàn, nhưng kén chọn nước và sống trong các hang đá. Món ăn của chúng chỉ là rêu, tảo. Chúng sống trong các hang đá, chỉ khi thời tiết lạnh thì mới mò ra ngoài để kiếm ăn. Hiện tại, theo lời chủ quán Làng Vạn Chài thì mỗi kilogam cá được anh bán ra với giá từ 5 - 10 triệu đồng, tùy theo trọng lượng của con cá.  
Muc so thi ca tien vua quy hiem 10 trieu/kg o Ha Noi-Hinh-6
 Lý giải về sự chênh lệch về mức giá khá xa, anh Việt cho biết, bởi cá chỉ ăn rêu, tảo nên khá chậm lớn. Một con cá Anh Vũ trưởng thành chỉ đạt khoảng 2 kg là lớn nhất. Hơn nữa, để săn tìm được loại cá này đã là một kỳ công rồi, về đến Hà Nội, đảm bảo cho cá còn sống quả là rất công phu.

Kinh ngạc chuyện nuôi cá tiến vua siêu khủng ở Phú Thọ

Trong đêm ngủ đầy mộng mị trên đất tổ Sơn Vi (huyện Lâm Thao, Phú Thọ) tôi như kẻ mộng du đi theo những tiếng động lạch xạch của cá anh vũ.

Kinh ngạc chuyện nuôi cá tiến vua siêu khủng ở Phú Thọ
Tiếng mống nước của loài cá anh vũ trong bể nuôi nghe rất giống tiếng của những con chép đực vờn ép chép cái ven bờ sông Đáy quê tôi vào mùa tình tự…

Đại gia Việt vung tiền sắm đồ "độc, dị, lạ" chơi Tết

Để có món đồ chơi Tết ưng ý, nhiều “đại gia” Việt đã không tiếc tiền, ngại khó quyết lùng mua được những món đồ “độc, dị, lạ”.

Đại gia Việt vung tiền sắm đồ "độc, dị, lạ" chơi Tết

Nhiều người nói rằng, muốn đo độ giàu có chịu chơi của các “đại gia” Việt thì chỉ cần nhìn vào cách họ vung tiền mua sắm các đồ xa xỉ chơi Tết là rõ.

Cây cảnh giá bằng cả căn hộ hạng sang

Tin mới