Tin vui từ Bộ Tài chính, lo đủ tiền mua vắc xin cho toàn dân

Bộ Tài chính cho biết đã trình cấp có thẩm quyền đảm bảo nguồn lực để triển khai việc mua vắc xin phòng COVID-19 theo đề xuất của Bộ Y tế.

Bộ Tài chính cho biết: Tại Tờ trình số 104/TTr-CP ngày 02/4/2021 về phương án sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của NSTW năm 2020, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nguồn kinh phí dự kiến mua và tiêm vắc-xin phòng COVID-19 để tiêm phòng cho khoảng 75 triệu người khoảng 25,2 nghìn tỷ đồng (mua vắc-xin khoảng 21 nghìn tỷ đồng; vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm khoảng 4.200 tỷ đồng).

Tin vui từ Bộ Tài chính, lo đủ tiền mua vắc xin cho toàn dân ảnh 1

Đảm bảo tiền mua vắc xin về tiêm cho dân.

Trong đó ngân sách Trung ương bảo đảm cho các đối tượng do trung ương quản lý và hỗ trợ các địa phương khó khăn khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỷ đồng.

Cụ thể:

Ngân sách trung ương gồm: 13,33 nghìn tỷ đồng: chuyển nguồn từ năm 2020 sang năm 2021 (12,1 nghìn tỷ đồng tiết kiệm chi NSTƯ năm 2020 và 1,237 nghìn tỷ đồng đã bổ sung cho Bộ Y tế năm 2020 nhưng chưa sử dụng nay chuyển nguồn sang năm 2021);  phần còn lại từ dự phòng NSTƯ năm 2021 (bước đầu Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung 1.237 tỷ đồng cho Bộ Y tế theo Quyết định số 507/QĐ-TTg ngày 31/3/2021).

Ngày 18/5/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1271/NQ-UBTVQH14 về việc sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2020, trong đó tại Điều 1 sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của NSTW năm 2020: “sử dụng 12.100 tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc xin phòng dịch Covid-19”.

Như vậy, đến nay, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền đảm bảo nguồn lực để triển khai việc mua vắc xin theo đề xuất của Bộ Y tế.

Đưa ra số liệu chung về công tác phòng chống dịch bệnh, Bộ Tài chính cho biết: Đến nay, ngân sách trung ương đã chi hơn 8 nghìn tỷ đồng để thực hiện các chính sách phòng, chống dịch COVID-19, trong đó riêng NSTW đã chi hơn 6.100 tỷ đồng để bổ sung cho các Bộ để mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế và mua vắc xin phòng COVID-19 (5.350 tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương 762 tỷ đồng. Chi 13,1 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 13 triệu đối tượng gặp khó khăn do đại dịch, chủ yếu là người nghèo (gần 8 triệu người), đối tượng bảo trợ xã hội (gần 3 triệu người), người có công với cách mạng (hơn 1 triệu người) và 1,3 triệu lao động bị mất việc làm.

Mới đây, Chính phủ cũng đã thành lập Quỹ vắc xin phòng dịch covid-19.

Nga sắp tung ra vắc-xin ngừa virus corona thứ hai

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, vắc-xin ngừa virus corona thứ hai của nước này sẽ sẵn sàng vào đầu tháng 9. Vắc-xin này do Viện Vector ở Novosibirsk phát triển.

Nga sap tung ra vac-xin ngua virus corona thu hai
Nga sắp tung ra vắc-xin ngừa virus corona thứ hai. Ảnh: RT 
Trả lời phỏng vấn trên đài Rossiya 24 ngày 27/8, ông Putin cho biết vắc-xin đầu tiên Sputnik V và vắc-xin thứ hai sẽ cạnh tranh với nhau. Ông bày tỏ hy vọng, vắc-xin mới sẽ hiệu quả như loại đầu tiên được đăng ký hồi đầu tháng này. “Tôi chắc rằng các nhân viên Vector sẽ tạo ra một loại thuốc kỳ diệu, giúp ích cho nhiều người”.

Người đầu tiên trên thế giới vừa được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 là ai?

Cụ bà Margaret Keenan, 90 tuổi ở Anh đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer ngoài các chương trình thử nghiệm.

Theo Reuters, bà Keenan được tiêm vắc-xin tại bệnh viện địa phương ở Coventry, miền trung Anh lúc 6h31 giờ GMT (13h31 giờ Việt Nam) ngày 8/12, một tuần trước khi bà bước sang tuổi 91.

Nguoi dau tien tren the gioi vua duoc tiem vac-xin ngua COVID-19 la ai?

Cụ bà Margaret Keenan nhận phát tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 đầu tiên sáng 8/12. Ảnh: The Sun

Tin mới