Tình báo Iran - Bí ẩn đối thủ đáng gờm của giới mật vụ quốc tế

Những năm gần đây, do nằm ở trung tâm của các vấn đề “nóng” của Trung Đông, Iran đang ưu tiên phát triển tình báo, coi đây là lực lượng quan trọng để bảo vệ an ninh quốc gia.

Được thành lập năm 1984, Bộ Tình báo Iran là một trong những đối thủ đáng gờm của nhiều cơ quan tình báo thế giới, nhất là ở khu vực Trung Đông. Luật nước Cộng hoà Hồi giáo Iran quy định: Bộ trưởng Tình báo, các thành viên Hội đồng Chuyên gia và Hội đồng Bảo vệ của Bộ phải là giáo sĩ. Mọi hoạt động của tình báo phải nằm dưới sự chỉ đạo của Hội đồng Giáo sĩ.
Một trong những sở trường của tình báo Iran là phái khiển điệp viên dưới các bình phong khác nhau xâm nhập vào các nước đối tượng. Trong đó, chú trọng sử dụng các cơ quan ngoại giao như một trung tâm thu thập tin tức tình báo và chuẩn bị các chiến dịch hành động tình báo...
Hiện nay, tình báo Iran có hàng trăm công ty tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có những công ty hoạt động trong các lĩnh vực độc quyền với lợi nhuận hàng năm đạt nhiều triệu USD.
Tinh bao Iran - Bi an doi thu dang gom cua gioi mat vu quoc te
Biểu tượng cơ quan tình báo Iran. Ảnh: Wikipedia
Các sĩ quan tình báo Iran được huấn luyện rất kĩ lưỡng, có khả năng hoạt động độc lập, hiệu quả ở nước ngoài. Trước khi phái khiển ra nước ngoài, họ được tuyển chọn vào làm việc cho các cơ quan an ninh khác ở trong nước, với nhiệm vụ trấn áp, ám sát những người chống đối Nhà nước Iran, thu thập các tin tức tình báo cần...
Ngoài ra, tình báo Iran còn phối hợp với các đơn vị đặc nhiệm của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, Dân quân Basij và một số tổ chức Hồi giáo dòng Shiite ở Lebanon có nhiều kinh nghiệm đấu tranh tình báo với Israel.
So với các nước trong khu vực Trung Đông thì tình báo Iran được đánh giá là “không có đối thủ”, cả về tính chuyên nghiệp lẫn năng lực chuyên môn. Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, tình báo Iran đã triển khai được các mạng lưới điệp viên hoạt động sâu rộng và rất hiệu quả ở các vùng Trung Đông, Trung Á và Đông Nam Á.
Tuy nhiên, khi hoạt động ở phương Tây thì các điệp viên Iran lại gặp khó khăn và rất dễ bị tình báo phương Tây phát hiện. Mặc dù tình báo Iran thường sắp xếp các cuộc hẹn với điệp viên tại các địa điểm ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Athen (Hy Lạp) và Beirut (Lebanon), nhưng các điệp viên thường bị bắt ngay tại các sân bay ở Tây Âu khi họ trên đường đi đến điểm hẹn, hoặc cũng có khi bị tình báo Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ… bắt trước khi đến điểm hẹn.
Giới tình báo phương Tây cho rằng, sở dĩ các điệp viên tình báo Iran hoạt động không hiệu quả ở phương Tây chủ yếu là do vấn đề bất đồng ngôn ngữ, do không có kiến thức đầy đủ về các tập quán văn hoá và hầu như không có quan hệ nào với các cơ quan tình báo phương Tây.
Trong các cuộc đối đầu giữa tình báo Iran với tình báo phương Tây, thì cuộc chiến giữa tình báo Iran với Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) được cho là phức tạp và gay cấn nhất.
Từ đầu thập niên 1980, tình báo Mỹ đã tiến hành các hoạt động tình báo trên lãnh thổ Iran, chủ yếu tập trung vào việc tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện điệp viên trong các cơ quan công quyền trọng yếu, quân đội, và xây dựng các quan hệ xã hội để từ đó thu thập tin tức tình báo. Các điệp viên này thường duy trì mối quan hệ truyền thống với cơ quan chủ quản là CIA, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp bởi các chi nhánh của CIA ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Đức…
Tình báo phương Tây từng bị bất ngờ khi Bộ Tình báo Iran nhiều lần tiết lộ những thông tin chi tiết về các chiến dịch theo dõi và đánh sập các mạng lưới tình báo Mỹ trong không quân, bộ binh, các cơ quan công quyền và khu vực tư nhân ở Iran. Một số điệp viên CIA thậm chí còn biến thành “điệp viên hai mang” và chính họ đã mớm các thông tin giả mà các cơ quan tình báo Mỹ không biết…
Điển hình là năm 2007, tình báo Iran đã phá thành công một mạng lưới gián điệp, chủ yếu là các nhà khoa học người Mỹ gốc Iran gồm: Tiến sĩ Halli Efandia (phụ trách Chương trình Trung Đông tại Trung tâm Học thuật Wilson Worrow), Tiến sĩ Kial Tabad (chuyên gia kế hoạch đô thị thuộc Dự án phát triển của Ngân hàng Thế giới), Pana Agima (phóng viên đài Farda), Alli Sakeri (thành viên sáng lập Trung tâm Hoà bình Công dân tại Đại học California)...
Tháng 7/2019, Bộ Tình báo Iran thông báo 4 tháng trước đó, họ đã bắt 17 điệp viên, tất cả đều mang quốc tịch Iran làm việc cho CIA.
Tuy nhiên, đối thủ đáng gờm nhất hiện nay của tình báo Iran chính là các cơ quan tình báo Israel – một lực lượng có tổ chức tinh vi, chặt chẽ, kỷ luật, có nhiều cách thức, khả năng tiến hành hữu hiệu những cuộc chiến thầm lặng ở trong và ngoài nước. Điều này đang đặt ra những thách thức to lớn đối với tình báo Iran.

Mỹ bất ngờ muốn bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với Iran

Trong một động thái bất ngờ, ngày 10/7, Mỹ đã đề nghị bình thường hóa mối quan hệ đối địch của nước này với Iran, đổi lại việc Tehran có những bước đi tương xứng liên quan tới tham vọng hạt nhân.

Đài Sputnik (Nga) dẫn một thông cáo báo chí của Đại sứ Mỹ tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Jackie Wolcott cho biết Washington đã chính thức đề nghị Tehran bình thường hóa hoàn toàn các mối quan hệ giữa Mỹ và Iran. Đổi lại, Iran cần cam kết đảo ngược các bước đi gần đây trong chương trình hạt nhân và dừng mọi kế hoạch đẩy mạnh hoạt động làm giàu urani.

Thiếu tướng Iran suýt bị ám sát là ai?

(Kiến Thức) - Iran mới đây tuyên bố cơ quan an ninh nước này vừa chặn đứng một âm mưu ám sát nhằm vào Thiếu tướng Qasem Soleimani, một chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).

Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?
Nguồn tin tình báo Iran ngày 3/10 cho biết cơ quan an ninh nước này đã chặn đứng một âm mưu ám sát nhằm vào Thiếu tướng Soleimani, chỉ huy của lực lượng IRGC, đồng thời bắt giữ 3 phần tử khủng bố. Ảnh: PressTV.  
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-2
Lực lượng IRGC cho rằng các Cơ quan Mật vụ Israel và một số nước Arab đã đứng sau âm mưu ám sát Thiếu tướng Iran Qassem Soleimani. Ảnh: BBC. 
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-3
Theo Hossein Taeb, người đứng đầu bộ phận tình báo của IRGC, kẻ âm mưu ám sát định sắp đặt một vụ nổ tại địa điểm mà ông Soleimani dự kiến sẽ tham gia lễ Ashura của người Hồi giáo dòng Shi'ite vào tháng 9/2019. Tuy nhiên, âm mưu này đã bị đập tan. Ảnh: Haaretz. 
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-4
Tướng Soleimani sinh ngày 11/3/1957 tại làng Qanat-e Malek, tỉnh Kerman, trong một gia đình nông dân nghèo. Thời trẻ, ông đã chuyển tới thành phố Kerman và làm công nhân xây dựng để kiếm tiền trả nợ thay cha. Ảnh: Times Of Israel.  
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-5
Ông Soleimani gia nhập lực lượng IRGC vào năm 1979, sau cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran với việc lãnh tụ tối cao Ayatollah Khomeini lên nắm quyền. Ảnh: Wikipedia. 
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-6
 Có thể nói, đường binh nghiệp của Tướng Soleimani gắn liền với nhiều cuộc chiến, kể từ khi chiến tranh Iran-Iraq xảy ra vào thập niên 1980. Trong thời gian đó, ông là chỉ huy Sư đoàn 41. Ảnh: IND.
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-7
 Ông cũng hoạt động bên ngoài lãnh thổ Iran, với việc hỗ trợ quân sự cho lực lượng người Kurd ở Iraq, phong trào Hezbollah ở Lebanon và Hamas tại Palestine. Ảnh: RFE.
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-8
Năm 2012, Tướng Soleimani đã hỗ trợ chính phủ Syria, một đồng minh chủ chốt của Iran, chống lại các nhóm phiến quân trong cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này. Ảnh: Rudaw.  
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-9
Ông Soleimani được cho là được bổ nhiệm làm chỉ huy Lực lượng Quds của IRGC vào năm 1997 hoặc 1998. Ảnh: Haaretz. 
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-10
 Ngày 24/1/2011, Tướng Soleimani được lãnh tụ tối cao Ali Khamenei thăng cấp lên Thiếu tướng. Ông được cho là có mối quan hệ thân thiết với lãnh tụ Iran. Ảnh: DB.
Thieu tuong Iran suyt bi am sat la ai?-Hinh-11
Thiếu tướng Soleimani được mô tả là chiến lược gia quân sự chính trong nỗ lực của Iran chống lại ảnh hưởng của Phương Tây cũng như thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Tehran trên khắp Trung Đông. Ảnh: AMN.

Tin mới