Xem toàn bộ ảnh
Nguyễn Minh Châu viết Mảnh trăng cuối rừng trong thời kỳ đầu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc. Sau này tác giả chọn in trong tập Những vùng trời khác nhau (1970). |
Truyện Mảnh trăng cuối rừng kể về Lãm người lính lái xe. Trong chuyến đi hôm đấy, Lãm dự định sẽ ghé thăm chị gái và “bạn gái” tên Nguyệt qua mai mối của chị mà anh chưa từng gặp. |
Cũng trong chuyến đi ấy, Lãm cho cô công nhân giao thông tên Nguyệt- trùng tên với “bạn gái” của anh đi nhờ xe. Nguyệt đã tình nguyện dẫn đường để Lãm lái xe vượt qua đoạn đường ngầm nơi địch ào ạt ném bom, thả pháo sáng.
|
Trong hoàn cảnh ấy, Nguyệt bị hơi bom xô ngã nhưng cô lại dũng cảm đẩy Lãm vào chỗ nấp, còn bản thân che chắn phía ngoài và bị thương ở cánh tay. Nguyệt và Lãm chia tay trong niềm lưu luyến. |
Hôm sau, Lãm ghé thăm nhưng không gặp và biết cô gái đi nhờ xe chính là Nguyệt, người mà anh đến để “ra mắt” làm quen. |
Đây chính là điểm thu hút người đọc của Mảnh trăng cuối rừng. Nguyễn Minh Châu đã thổi vào tác phẩm tình huống cùng mối tình thơ mộng và lạ lùng giữa hai nhân vật. |
Độc đáo và lạ lùng bởi hai nhân vật quen nhau qua lời giới thiệu, mai mối và chưa hề biết mặt. Định mệnh khiến hai người ngồi chung một chuyến xe. Họ đi bên nhau ngay từ điểm xuất phát của cuộc hành trình mà không nhận ra nhau. |
Độc đáo và lạ lùng bởi tình cảm hai người dành cho nhau. Nguyệt yêu Lãm qua lời kể của đồng đội, thuỷ chung đợi chờ Lãm dù chưa hề biết mặt. Cô tưởng tượng về người con trai mình yêu trốn nhà đi bộ đội. Nguyệt yêu Lãm, vì Lãm biết đặt tình yêu quê hương đất nước lên trên tình yêu cá nhân. |
Lãm cảm phục Nguyệt bởi cô dũng cảm, biết hi sinh vì đồng đội. Mảnh trăng cuối rừng chính là mối tình thơ mộng lãng mạng và chớm nở giữa hai người lính, hai tâm hồn đẹp đi tìm tình yêu trên đường ra trận. Nhờ ấp ủ một tình yêu, họ có thêm nghị lực để vượt qua bom đạn chiến tranh. |
Đấy chính là cái tài của Nguyễn Minh Châu. Ông có một phong cách sáng tác vô cùng đặc biệt. Hầu hết trong các tác phẩm, ông đều viết về nhân vật trong thời kỳ chiến tranh và đi tìm vẻ đẹp cất giấu bên trong nội tâm con người. |
Ông viết về cuộc sống thường nhật của người lính và gửi đến những thông điệp giàu ý nghĩa.
|
Nhận xét về Nguyễn Minh Châu, nhà phê bình văn học người Nga, Nikolai Nikulin: "Niềm tin vào tính bất khả chiến bại của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh (Nguyễn Minh Châu) đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng". |
Mời độc giả xem video:Hà Nội ghi nhận đợt nắng nóng dài nhất trong 50 năm. Nguồn: VTV24.