Tỉnh duy nhất là nơi phát tích nhiều bậc đế vương nhất nước ta

Tỉnh duy nhất là nơi phát tích nhiều bậc đế vương nhất nước ta

Đây là tỉnh duy nhất được xem là vùng đất long mạch, phát tích nhiều bậc đế vương nhất nước ta. 

Xem toàn bộ ảnh
Thanh Hóa là  nơi phát tích nhiều triều vua nhất nước ta. Vùng đất này chính là quê hương của 4 triều vua, 2 dòng chúa. So với các địa phương khác, Thanh Hóa là nơi sinh ra nhiều vua nhất. Dân gian thường có câu “vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”.
Thanh Hóa là nơi phát tích nhiều triều vua nhất nước ta. Vùng đất này chính là quê hương của 4 triều vua, 2 dòng chúa. So với các địa phương khác, Thanh Hóa là nơi sinh ra nhiều vua nhất. Dân gian thường có câu “vua xứ Thanh, thần xứ Nghệ”.
Thanh Hóa là quê hương của các triều đại phong kiến gồm: Tiền Lê, Hậu Lê, Hồ, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Triều Nguyễn.
Thanh Hóa là quê hương của các triều đại phong kiến gồm: Tiền Lê, Hậu Lê, Hồ, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Triều Nguyễn.
Bà Triệu, tức Triệu Thị Trinh (225-248), quê ở xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, là thủ lĩnh chống quân Ngô xâm lược vào thế kỷ III.
Bà Triệu, tức Triệu Thị Trinh (225-248), quê ở xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, là thủ lĩnh chống quân Ngô xâm lược vào thế kỷ III.
Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái, Mai An Tiêm là con nuôi của Hùng Vương thứ 18, được vua yêu mến gả con gái. Sau đó, Mai An Tiêm đắc tội, bị vua Hùng đày ra đảo hoang. Hòn đảo đó thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái, Mai An Tiêm là con nuôi của Hùng Vương thứ 18, được vua yêu mến gả con gái. Sau đó, Mai An Tiêm đắc tội, bị vua Hùng đày ra đảo hoang. Hòn đảo đó thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Thanh Hóa là quê hương của Trạng Quét (Lê Quát). Ông quê ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, hồi nhỏ vì nhà nghèo nên phải quét chợ kiếm sống, sau được thầy Chu Văn An nhân làm học trò. Dưới thời nhà Trần, Lê Quát từng thi đỗ thái học sinh, ông cùng bạn đồng môn là Phạm Sư Mạnh trở thành quan đại thần dưới thời vua Trần Minh Tông, Trần Dụ Tông. Lê Quát dù không đỗ trạng nguyên, vẫn được nhân dân yêu mến suy tôn làm “Trạng Quét".
Thanh Hóa là quê hương của Trạng Quét (Lê Quát). Ông quê ở huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, hồi nhỏ vì nhà nghèo nên phải quét chợ kiếm sống, sau được thầy Chu Văn An nhân làm học trò. Dưới thời nhà Trần, Lê Quát từng thi đỗ thái học sinh, ông cùng bạn đồng môn là Phạm Sư Mạnh trở thành quan đại thần dưới thời vua Trần Minh Tông, Trần Dụ Tông. Lê Quát dù không đỗ trạng nguyên, vẫn được nhân dân yêu mến suy tôn làm “Trạng Quét".
Lê Văn Hưu (1230-1322) là nhà nhà sử học lớn của dân tộc ta. Ông quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Tại khoa thi năm 1247 dưới thời Trần, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn khi mới chỉ 17 tuổi, là người đỗ bảng nhãn trẻ nhất trong sử Việt.
Lê Văn Hưu (1230-1322) là nhà nhà sử học lớn của dân tộc ta. Ông quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Tại khoa thi năm 1247 dưới thời Trần, Lê Văn Hưu đỗ bảng nhãn khi mới chỉ 17 tuổi, là người đỗ bảng nhãn trẻ nhất trong sử Việt.
Dưới thời nhà Hồ (1400-1407), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được chọn làm kinh đô của nước ta. Hiện nay, thành nhà Hồ vẫn còn ở địa phương này, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Dưới thời nhà Hồ (1400-1407), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được chọn làm kinh đô của nước ta. Hiện nay, thành nhà Hồ vẫn còn ở địa phương này, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Khu di tích Lam Kinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay, hiện đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi chọn nơi đây làm kinh thành thứ hai, có tên gọi Lam Kinh hay Tây Kinh. Đây là nơi phát tích của dòng họ đế vương đã có công bình Ngô giữ nước.
Khu di tích Lam Kinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay, hiện đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Sau khi chiến thắng, năm 1428, Lê Lợi chọn nơi đây làm kinh thành thứ hai, có tên gọi Lam Kinh hay Tây Kinh. Đây là nơi phát tích của dòng họ đế vương đã có công bình Ngô giữ nước.
Lê Hoàn đánh tan quân Tống trên sông Bạch Đằng Trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ngày 28/4/981 đã làm sụp đổ hoàn toàn âm mưu xâm lược của triều đình nhà Tống.

GALLERY MỚI NHẤT