Tinh thần thượng võ tại lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh

Hội vật cầu Thúy Lĩnh (phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) được người dân địa phương tổ chức đều đặn vào các ngày mùng 4,5 và 6 tháng Giêng hàng năm.

Lễ hội được tổ chức ở sân đình Thúy Lĩnh để tưởng nhớ công ơn của Linh Lang - Đại vương và cũng là để thể hiện truyền thống thượng võ, gìn giữ bản sắc văn hóa địa phương.

Được biết, Lễ hội vật cầu của làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Khi đó, thái tử Linh Lang, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông, thường tổ chức lễ hội vật cầu để quân sĩ vui chơi mỗi dịp tết đến, Xuân về và cũng là cách để ông rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ.

Dựa theo nghi thức cổ truyền, mỗi giải đấu sẽ có 12 đội tham gia, mỗi đội có từ 6-8 thành viên chia thành các bảng đấu. 8 đội mang được nhiều cầu về lỗ của đội mình nhất, sẽ được tham dự lượt chung kết.

Tất cả các giải thưởng đều mang tính chất tượng trưng và do nhà hảo tâm quyên góp, tuy nhiên mỗi trai làng Thúy Lĩnh đều cảm thấy tự hào nếu được gọi vào đổi tuyển của các thôn xóm, phường xã để tham dự giải.

Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh

Theo thể lệ của giải đấu, ngoài 12 đội chính thức, sẽ có các đội ở lứa tuổi thấp hơn 18 tuổi tham gia các giải đấu để tích lũy kinh nghiệm.

Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh-Hinh-2
Dù là trận đấu mang tính chất làm nóng trước các trận thi đấu chính thức, thì các vận động viên nhí vẫn luôn hút được sự quan tâm của khán giả.
Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh-Hinh-3
Cầu được làm bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng và có trọng lượng theo từng độ tuổi, những vận động viên chính thức sẽ thi đấu với trái cầu nặng 20 kg, các vận động viên dưới 17 tuổi thì thi đấu với trái cầu 15 kg còn dưới 13 thì thi đấu với trái cầu nặng 10 kg.
Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh-Hinh-4
Tinh thần thượng võ luôn là trung tâm của trận tranh cầu.
Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh-Hinh-5
Các vận động viên chỉ được phép, ôm, tranh cướp trái cầu, cản không cho đội đối thủ đưa cầu về lỗ, tuyệt đối không được vật các vận động viên đội khác để cướp cầu. 
Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh-Hinh-6
Ngoài yếu tố sức khỏe và nhanh nhẹn thì chiến thuật cũng được các đội tuân thủ rất nghiêm túc, mỗi đội đều có một người có nhiều kinh nghiệm thi đấu đứng ra làm huấn luyện viên.
Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh-Hinh-7
Một pha bứt tốc hiếm gặp, khi vận động viên đeo đai vàng bất ngờ ôm cầu chạy về lỗ đội mình chỉ trong vài giây, khiến các đối thủ không kịp ngăn cản.
Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh-Hinh-8
Những pha tranh cầu nảy lửa, nhiều vận động viên bổ nhào trong tiếng hò reo của khán giả.
Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh-Hinh-9
Dù là đối phương ghi được điểm, nhưng sau khi cầu vào lỗ, các đối thủ lại cười xòa, bắt tay nhau và đưa cầu về giữa sân để tiếp tục trận đấu.
Tinh than thuong vo tai le hoi vat cau Thuy Linh-Hinh-10
Các giải thưởng chỉ mang tính chất tượng trưng, nhưng không vì thế mà làm các vận động viên tham dự bị giảm nhiệt qua từng trận đấu. 

Ảnh: Mãn nhãn trận "thủy chiến" cướp cầu nặng 20kg ở Bắc Giang

Chiều 26/5 tại làng Vân (Bắc Giang) đã tổ chức lễ hội cầu bùn. Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống hết sức độc đáo và ý nghĩa biểu hiện tinh thần đoàn kết, thượng võ.

Anh: Man nhan tran

Theo truyền thuyết, lễ hội cầu bùn có từ thời Lý Bôn, Lý Bí đánh đuổi quân Lương (thế kỷ 4-5) gắn với sự tích bốn anh em Trương Hống, Trương Hách, Trương Lừng, Trương Lẫy khi đi qua làng đã chiến thắng lũ quỷ trong trận vật cầu ở đầm lầy. Kể từ đó, hằng năm lũ quỷ phải tham gia hội vật cầu bùn để góp vui cho các vị thần làng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trai tráng Hà thành vật vã, chảy máu trong trận cướp cầu đầu năm

Một va chạm với quả cầu 12kg trong khi thi đấu ở hội vật cầu làng Thúy Lĩnh (Hoàng Mai, Hà Nội) hôm qua khiến cho thanh niên bị chảy máu cằm, phải sơ cứu.

Trai trang Ha thanh vat va, chay mau trong tran cuop cau dau nam
 Nằm trong khuôn khổ hội làng Thúy Lĩnh xưa (nay là phường Thúy Lĩnh) kéo dài từ mùng 4 đến mùng 6 tết hàng năm, hội vật cầu được tổ chức vào buổi chiều của ngày cuối hội. Hội vật cầu Thúy Lĩnh nhằm tưởng nhớ công ơn của Linh Lang Đại Vương, tương truyền là hiện thân của Thái tử Hoằng Chân, con trai thứ tư của vua Lý Thánh Tông.

Tin mới