Titanic phớt lờ cảnh báo dẫn đến thảm họa đắm tàu?

Titanic phớt lờ cảnh báo dẫn đến thảm họa đắm tàu?

Trong chuyến hải hành đầu tiên và cũng là cuối cùng, tàu Titanic đã đâm vào tảng băng trôi và chìm xuống Đại Tây Dương năm 1912. Nếu thủy thủ đoàn không bỏ qua cảnh báo thì thảm kịch có thể không xảy ra.

Xem toàn bộ ảnh
Vụ chìm  tàu Titanic là một trong những thảm kịch hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Trong chuyến hành trình từ Southampton (Anh) đến New York (Mỹ), con tàu đã đâm vào một tảng băng trôi ở phía bắc Đại Tây Dương vào lúc 11h40 tối 14/4/1912. Ảnh: Courtesy of Titanic Historical Society.
Vụ chìm tàu Titanic là một trong những thảm kịch hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Trong chuyến hành trình từ Southampton (Anh) đến New York (Mỹ), con tàu đã đâm vào một tảng băng trôi ở phía bắc Đại Tây Dương vào lúc 11h40 tối 14/4/1912. Ảnh: Courtesy of Titanic Historical Society.
Trong vòng 3 tiếng đồng hồ, tàu Titanic từ từ chìm xuống đáy biển. Hơn 1.500 người trong số 2.224 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng. Ảnh: Getty Images.
Trong vòng 3 tiếng đồng hồ, tàu Titanic từ từ chìm xuống đáy biển. Hơn 1.500 người trong số 2.224 hành khách và thủy thủ đoàn thiệt mạng. Ảnh: Getty Images.
Mãi tới năm 1985, các chuyên gia do nhà hải dương học Robert Ballard dẫn đoàn, lần đầu phát hiện được vị trí tàu Titanic bị đắm dưới bề mặt Đại Tây Dương. Ảnh: Corbis/VCG via Getty Images.
Mãi tới năm 1985, các chuyên gia do nhà hải dương học Robert Ballard dẫn đoàn, lần đầu phát hiện được vị trí tàu Titanic bị đắm dưới bề mặt Đại Tây Dương. Ảnh: Corbis/VCG via Getty Images.
Sau khi tàu Titanic gặp thảm kịch kinh hoàng, các nhà điều tra, chuyên gia đã phân tích tình hình, các ghi chép, hồ sơ liên quan. Theo đó, họ phát hiện thủy thủ đoàn tàu Titanic đã phớt lờ một số cảnh báo. Nếu họ chú ý đến những cảnh báo này thì thảm kịch đắm tàu có thể đã không xảy ra. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.
Sau khi tàu Titanic gặp thảm kịch kinh hoàng, các nhà điều tra, chuyên gia đã phân tích tình hình, các ghi chép, hồ sơ liên quan. Theo đó, họ phát hiện thủy thủ đoàn tàu Titanic đã phớt lờ một số cảnh báo. Nếu họ chú ý đến những cảnh báo này thì thảm kịch đắm tàu có thể đã không xảy ra. Ảnh: Popperfoto via Getty Images.
Trong đó, tàu Titanic được ca ngợi là con tàu hiện đại nhất thời điểm hạ thủy và được trang bị nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, thuyền trưởng tàu Titanic là Edward J.Smith không để ý nhiều đến những cảnh báo về núi băng và không chuẩn bị đủ thuyền cứu sinh theo quy định (chỉ đủ cho 50% người có mặt trên tàu). Ảnh: Popperfoto via Getty Images.
Trong đó, tàu Titanic được ca ngợi là con tàu hiện đại nhất thời điểm hạ thủy và được trang bị nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, thuyền trưởng tàu Titanic là Edward J.Smith không để ý nhiều đến những cảnh báo về núi băng và không chuẩn bị đủ thuyền cứu sinh theo quy định (chỉ đủ cho 50% người có mặt trên tàu). Ảnh: Popperfoto via Getty Images.
Những điều tra của các chuyên gia cũng phát hiện thủy thủ đoàn tàu Titanic thiếu ống nhòm trên cột buồm. Tiếp đến, nhân viên điều khiển máy phát sóng vô tuyến không truyền đi một cảnh báo quan trọng nhận từ tàu buôn Anh SS Mesaba. Ảnh: Xavier DESMIER/Gamma-Rapho via Getty Images.
Những điều tra của các chuyên gia cũng phát hiện thủy thủ đoàn tàu Titanic thiếu ống nhòm trên cột buồm. Tiếp đến, nhân viên điều khiển máy phát sóng vô tuyến không truyền đi một cảnh báo quan trọng nhận từ tàu buôn Anh SS Mesaba. Ảnh: Xavier DESMIER/Gamma-Rapho via Getty Images.
Tàu Mesaba đã cung cấp vị trí chính xác của khu vực tảng băng trôi lúc đó là khoảng 9h40 tối 14/4/1912 nhưng thủy thủ đoàn tàu Titanic đã bỏ qua thông tin quan trọng này. Ảnh: Ralph White/Getty Images.
Tàu Mesaba đã cung cấp vị trí chính xác của khu vực tảng băng trôi lúc đó là khoảng 9h40 tối 14/4/1912 nhưng thủy thủ đoàn tàu Titanic đã bỏ qua thông tin quan trọng này. Ảnh: Ralph White/Getty Images.
Ngoài ra, cuộc điều tra của nhà chức trách chỉ ra những đinh tán được dùng để đóng tàu Titanic có hàm lượng cao tạp chất xỉ sắt. Các thử nghiệm phòng thí nghiệm cho thấy loại đinh này dễ bị tổn hại do sức ép và bị bong ra, khiến thân tàu vỡ toang. Ảnh: Ralph White/Getty Images.
Ngoài ra, cuộc điều tra của nhà chức trách chỉ ra những đinh tán được dùng để đóng tàu Titanic có hàm lượng cao tạp chất xỉ sắt. Các thử nghiệm phòng thí nghiệm cho thấy loại đinh này dễ bị tổn hại do sức ép và bị bong ra, khiến thân tàu vỡ toang. Ảnh: Ralph White/Getty Images.
Nếu thợ đóng tàu sử dụng loại đinh tán đảm bảo chất lượng thì tàu Titanic có thể không bị vỡ toang hoặc làm chậm quá trình chìm tàu giúp nhiều người có cơ hội sống sót hơn. Ảnh: Krista Few/Getty Images.
Nếu thợ đóng tàu sử dụng loại đinh tán đảm bảo chất lượng thì tàu Titanic có thể không bị vỡ toang hoặc làm chậm quá trình chìm tàu giúp nhiều người có cơ hội sống sót hơn. Ảnh: Krista Few/Getty Images.
Mời độc giả xem video: Tỷ phú Anh mất tích cùng tàu ngầm thám hiểm xác tàu Titanic.

GALLERY MỚI NHẤT